Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong các đoạn trích trên, đoạn nào thuộc văn bản nghị luận? Em căn cứ vào đâu để xác định đoạn đó đúng là văn nghị luận, còn những đoạn khác thì không phải? Dưới đây là phần đầu của câu chuyện có nhan đề: Không nhận cá

1. Dưới đây là phần đầu của câu chuyện có nhan đề: Không nhận cá
Công Nghi Hưu làm tướng nước Lỗ, tính thích ăn cá. Một hôm có người đem cá biếu, ông lại không nhận. Em ông ấy lấy làm lạ, hỏi:"Anh thích ăn cá, người ta đem cá cho, sao anh lại không nhận?"

Công Nghi Hưu nói:"Người ta đem cá cho chắc có ý cầu ta việc gì. Nếu ta nhận, tất ta phải giúp việc người. Ta giúp việc người, lỡ làm trái phép nước thì đến mất quan. Đã mất quan thì chẳng những không có cá biếu, mà đến mua cá để ăn cũng không có nữa. Cho nên ta không nhận cá, chihs là ta muốn được có cá ăn lâu dài mãi mãi đó..."

Theo em, như thế có phải là Công Nghi Hưu đã nghị luận không ? Nếu đúng là Công Nghi Hưu đã nghị luận thì ông nghị luận để thuyết phục ai ? Người mà ông cần thuyết phục đó đã gặp phải vấn đề gì ? Công Nghi Hưu đã thuyết phục người đó bằng những lí lẽ nào ?

2. Em hãy đọc kĩ các đoạn trích sau:
a, Ngày xưa, có một người đi cày, quát tháo. đánh đập con trâu thế nào trâu cũng phải chịu. Con hổ ngồi lên bờ, nom thấy, mới hỏi trâu rằng : "Trâu kia ! Mày to lớn nhường ấy sao mày để người đánh đập như thế ?". Trâu nói :"Người bé nhưng trí khôn người lớn !".

Hổ lấy làm lạ, không biết trí khôn là cái gì, mới hỏi người rằng :"Người kia ! Trí khôn của người đâu, đưa ta xem ?". Người nói :"Trí khôn ta để ở nhà". Hổ bèn bảo :"Người về lấy mang ra đây đi !". Người mới nói rằng :"Ta về, rồi hổ ăn mất trâu của ta thì sao ? Hổ có thuận để cho ta trói lại thì ta về lấy cho mà xem".

Hổ muốn xem, thuận để cho người trói. Trói hổ xong, người lấy bắp cày vừa phang vào lưng hổ vừa nói :"Trí khôn của ta đây ! Trí khôn của ta đây !".

b, Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa, nhưng là một cây sậy có tư tưởng.
Cần gì cả vũ trụ phải vào hùa nhau mới đè bẹp được cây sậy ấy ? Chỉ một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì biết rằng mình chết, chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.

Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng... Dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là "giàu hơn", vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan điểm, bao trùm được vũ trụ.

c, Sáng độ một giờ rồi. Phương đông trắng mát màu hoa huệ, đã ngả qua màu hồng của tuổi dậy thì, để bây giờ nhếnh nhoáng màu vàng cháy. Mặt trời mới nhú lên được một chút, khỏi cái nóc nhà cao nhất ở đầu phố đằng kia. Những tia nắng đầu tiên, óng ả như tơ,... đến xiên vào hai cái cửa sổ gác nhà trường, cái nhà cao thứ hai ở đầu phố đằng này. Nắng chảy thành vũng trên sàn. Hai vùng sáng trước cửa nhỏ và mập mờ, cứ dần dần lan rộng thêm, rõ hình thêm. Sau cùng thì đã rõ ràng là hai cái hình chữ nhật lệch có cái rọc đen. Một chút phản quang hắt lên trần, lên những bức tường quét vôi vàng và kẻ chỉ nâu... Mặt trời đã nhô lên hẳn".

Hãy cho biết: Trong các đoạn trích trên, đoạn nào thuộc văn bản nghị luận? Em căn cứ vào đâu để xác định đoạn đó đúng là văn nghị luận, còn những đoạn khác thì không phải?
(Tìm hiểu chung về văn nghị luận)

 

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.567
0
0
Trinh Le
06/02/2017 12:11:20
1. Trong câu chuyện trên, Nguyễn Công Hưu đã nghị luận để thuyết phục em của ông khi em của ông ấy thắc mắc về việc ông thích ăn cá nhưng lại không nhận cá được biếu từ người khác. Để thuyêdt phục người em, Nguyễn Công Hưu đã đưa ra các lý lẽ về tác hại của việc nhận cá biếu như một hình thức nhờ vả, giúp đỡ. Nhận cá biếu sẽ phải giúp người biếu cá và có thể việc đó sẽ có hại cho triều đình. Nếu như có hại cho triều đình thì  sẽ mất chức quan. Từ đó thì việc mua cá hay nhận cá biếu ông cũng không còn kảh năng nữa. Vì vậy việc không nhận cá cũng là việc ông muốn ăn cá lâu dài mãi mãi.
2. Trong các đoạn văn trên, đoạn văn b là đoạn văn nghị luận. Vì từ hình ảnh, ý nghĩa của cây lau sậy tác giả muốn thuyết phục người đọc về giá trị cuối cùng của tác giả chính là tư tưởng. Đoạn văn c không phảiblsf văn nghị luận vì đây chỉ là một đoạn văn miêu tả. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×