Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy tưởng tượng nếu một ngày em được gặp một nhân vật trong tác phẩm mà em đã học em cùng người đó đi đâu? Nói những chuyện gì? Cuộc gặp gỡ đó để lại cho em những ấn tượng sâu sắc

2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.683
3
1
Gonduc
07/01/2021 08:08:34
+5đ tặng

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, cũng như bao gia đình Việt Nam khác, gia đình tôi lại gói những chiếc bánh chưng xanh để cúng tổ tiên. Đó là một phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc ta.

Tôi nhớ nhất cảm giác đêm 29 Tết được ngồi quay quần bên nồi bánh chưng trên bếp lửa hồng cùng gia đình rồi lặng yên nghe mẹ đọc sự tích Bánh chưng, bánh giầy. Giọng của mẹ thật ngọt ngào, ấm áp. Hình ảnh chàng Lang Liêu hiền lành, chăm chỉ cứ hiện lên rõ nét trong trí tưởng tượng của tôi. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng trong trẻo. Đôi chân tôi như bước theo câu chuyện về chiếc bánh chưng mẹ vừa kể.

Tôi lang thang trên những cánh đồng ngạt ngào hương lúa. Phía xa xa là những triền khoai lang xanh rờn. Bỗng tôi thấy một anh nông dân đang cặm cụi nhặt từng ngọn cỏ trên ruộng lúa. Tôi thấy gương mặt anh có nét gì đó rất quen thuộc. Đúng rồi, đó chính là hoàng tử Lang Liêu trong sự tích Bách chưng, bánh giầy. Tôi bước lại gần và hỏi:

– Em chào anh Lang Liêu! Sao anh lại ở đây ạ?

Anh nông dân dừng tay làm, nhìn tôi mỉm cười và nói:

– Chào em gái! Lẽ ra anh phải em điều đó chứ!

Tôi chợt hiểu và giới thiệu:

– Dạ, em là Mai Thùy. Năm nay, em học lớp 6 trường THCS Quang Minh. Ngày mai, lớp em có tiết văn học về Bánh chưng, bánh giầy. Thế mà hôm nay em lại được gặp anh, thật là vui quá!

Nghe nhắc đến chuyện bánh chưng, bánh giầy, anh nông dân có vể trầm ngâm. Còn tôi thì rất háo hức vì đây là một cơ hội hiếm có để được nghe chính hoàng tử Lang Liêu kể chuyện cho nghe. Đoán được suy nghĩ của tôi, hoàng tử Lang Liêu mỉm cười, nói:


Tôi thích thú:– Em có muốn anh kể cho em nghe về cuộc thi tài kén vua của phụ vương anh không?

– Có ạ! Anh kể cho em nghe đi!

Lang Liêu bắt đầu kể, giọng anh như trầm xuống:

– Anh sinh ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Mẹ anh không được vua yêu chiều như những vương phi khác nên khi mẹ sinh ra anh, chỉ có hai mẹ con quấn quýt bên nhau. Chẳng bao lâu, bà mất sớm, để lại anh một mình côi cút. Từ đó, anh chăm chỉ với ruộng đồng, khoai lúa. Ngày tháng thoi đưa, chẳng mấy chốc, anh đã đến tuổi trưởng thành. Ngày ngày, anh vui với công việc đồng ánh của mình, chẳng dám mong đến công danh, bổng lộc của triều đình. Một hôm, khi đang lúi húi vun mấy khóm khoai trước nhá, bỗng anh nhận được lệnh vua cha gọi vào chầu.

– Thế anh có lo lắng không? – Tôi vội hỏi.

Lang Liêu chậm rãi trả lời:

– Anh cũng cảm thấy hơi lo lắng vì lâu rồi không vào triều, biết đâu phụ vương giận hoặc đau yếu. Bới vậy, sau khi nhận được lệnh, anh vội vã thay quần áo vào chầu phụ vương. Trên đường đến đó, anh đã nghe nói vua cha thấy mình già yếu nên muốn tìn một người nối ngôi, chỉ cần người đó có tài có đức chứ không nhất thiết là con trưởng hay con thứ. Khi anh đến nơi, các anh trai của anh đã ở đó. Thấy các con đã về tựu đông đủ, vua cha nói: “Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta ta sẽ truyền ngôi cho người ấy ngôi báu để tiếp tục trị vì đất nước”.

Nghe đến đây, tôi lại buột miệng hỏi:

– Chắc anh lo lắng lắm khi nhận được tin này bởi anh rất nghèo, đâu có những thứ quý giá dâng lên vua cha!

Lang Liêu nhìn tôi gật đầu và kể tiếp:

– Sau khi nghe lời vua cha phán truyền, các anh trai của anh rất vui mừng vì họ có biết bao ngọc ngà, châu báu. Còn anh nhìn khắp nhà chỉ thấy toàn lúa, sắn, khoai, không có thứ gì là giá trị cả, biết lấy gì để dâng lên Tiên Vương. Thực ra, anh cũng không có ý tranh giành ngôi báu nhưng anh cũng muốn làm đẹp lòng phụ vương. Suốt mấy ngày sau đó, anh mất ăn mất ngủ vì nghĩ đến món quà sẽ dâng lên phụ vương. Lòng anh ngổn ngang trăm mối. Nếu đi mua đồ quý như các anh của mình thì anh không có tiền. Còn nếu dâng lên khoai và sắn thì chắc chắn phụ vương sẽ buồn lòng vì những thứ tầm thường đó. Một đêm, sau một hồi trằn trọc suy nghĩ, anh ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, anh thấy một vị thần hiện lên mách rằng: “Hãy lấy chính những sản phẩm mà con làm ra để dân gleen Tiên Vương”. Anh chợt tỉnh giấc và cảm thấy rất sung sướng. Ngay sáng hôm đó, anh bắt tay vào làm bánh như lời Thần báo mộng. Anh tìm thứ gạo nếp ngon nhất đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong xanh gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho thật nhừ. Anh nghĩ cần phải làm thêm một loại bánh nữa. Vậy là anh đổ gạo rồi đem giã nhuyễn và nặn thành hình tròn. Bánh hình tròn biểu tượng cho trời, bánh hình vuông biểu tượng cho đất. Đến ngày lễ Tiên Vương, anh đem hai loại bánh đó vào cung. Nhìn chồng bánh bằng lúa gạo của anh, không ít người xem thường khi đặt cạnh những món sơn hào hải vị, nem công chả phượng của các lang. Nhưng anh không thấy ngại ngùng gì vì anh chỉ mong đẹp lòng tổ tiên bằng chính tấm lòng thành của mình. Tất cả các lễ vật được bày ra trước mặt đức vua, ai ai cũng hồi hộp hi vọng vua cha chọn lễ vật của mình. Vua cha lần lượt tới trước lễ vật của các lang rồi xem xét hoặc nhấm nháp từng món ăn nhưng gương mặt Người vẫn không biểu thị một thái độ gì. Có lẽ Người vẫn chưa ưng ý một lễ vật nào cả. Nhiều người đã tỏ ra thất vọng khi thấy vua cha lướt món ăn của mình rất nhanh. Hai loại bánh của anh được đặt ở sau cùng. Khi đứng bên mâm bánh của anh, vua cha dừng hẳn, chăm chú nhìn. Có lẽ Người thấy ngạc nhiên vì mâm bánh của anh khác hẳn các món sơn hào, hải vị khác. Sauk hi nhìn ngắm, Người liền cầm từng chiếc bánh lên tỏ vẻ thích thú, bỗng Người cất tiếng hỏi: “chiếc bánh này làm bằng gì hả Lang Liêu?” Anh bẩm: “Thưa phụ vương! Hai loại bánh này được làm từ gạo. Đây là những sản phẩm do chính tay con làm nên đấy ạ!”. Ánh mắt cha nhìn anh trìu mến. Anh cảm thấy thật hạnh phúc. Sau đó, anh giới thiệu cách làm cũng như ý nghĩa của từng loại bánh. Vua cha vô cùng kinh ngạc và vui vẻ. Người liền lệnh cho cắt bánh mời tất mọi người cùng ăn. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha nói: “Trong tất cả các món lễ vật dâng lên Tiên Vương hôm nay, ta ưng ý nhất là món bánh của Lang Liêu. Nó vừa mang ý nghĩa là biểu tượng của đất trời, của sự no đủ, đoàn kết, vừa thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của một người con. Do vậy, ta quyết định chọn Lang Liêu là người thừa kế ngôi vị”.


– Hôm nay ta vi hành về thôn quê để dạy dân cách cấy cày, chăm sóc lúa khoai.Tôi thích thú nghe câu chuyện Lang Liêu vừa kể và cảm thấy vô cùng khâm phục, kính trọng anh. Nhưng tôi ngạc ngiên vì thấy Lang Liêu chẳng khác gì một anh nông dân cả. Đọc được suy nghĩ của tôi, Lang Liêu cười lớn và nói:

Nói xong, Lang Liêu liền tạm biệt tôi để đi ra phía ngoài xa kia, ở đó, bà con nông dân đang đợi anh. Vừa nói, anh vừa bước đi rất nhanh. Tôi liền gọi với theo:

– Anh Lang Liêu! Anh Lang Liêu! Cho em đi cùng với!

Vừa lúc đó, tôi tỉnh giấc và thấy mẹ đang ngồi bên cạnh lay tôi dậy chuẩn bị đón giao thừa. Mẹ hỏi:

– Con vừa ngủ mơ đúng không? Mẹ thấy con ú ớ gọi ai đó.

Tôi dụi mắt tỉnh giấc. Tôi đã có một giấc mơ thật đẹp. Thấy tôi vẫn mủm mỉm cười, mẹ liền bảo:

– Con chuẩn bị đón giao thừa và khai bút đầu năm cho may mắn nhé!

Tôi tới trước bàn thờ tổ tiên và chắp tay lạy thật thành kính. Mùi nhanh trầm thoang thoảng quyên với mùi bánh chưng xanh thơm phức làm thấy thật thiêng liêng và ấm áp làm sao. Tôi trở lại bàn học nắn nót viết những nét chữ khai bút đầu xuân bằng giấc mơ tuyệt đẹp này!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Lê Minh Đức
07/01/2021 08:09:24
+4đ tặng

Học xong bài, tôi chui vào chăn. Giấc ngủ nhẹ nhàng ập đến… Bỗng tôi thấy mình như đang lạc vào một miền quê xa xưa của đất nước. Tôi đang hoang mang trước khung cảnh lạ lẫm thì có một cô gái xinh đẹp đến gần. Chị cất tiếng chào tôi: “Chào em! Chị là chị Tấm”. Hoá ra đó chính là chị Tấm trong câu chuyện cổ tích mà tôi đã đọc từ ngày còn bé!

Chị Tấm trông rất giống với tưởng tượng bấy lâu nay của tôi. Chị thật xinh đẹp! Có lẽ lúc này chị vẫn đang sống cuộc sống khổ cực, ấm ức cùng mẹ con Cám chứ chưa trở thành hoàng hậu. Chiếc áo bà ba màu nâu đã cũ sờn ôm gọn thân hình nhỏ nhắn của chị và tôn lên làn da trắng hồng, mịn màng. Dường như nắng gió và nỗi nhọc nhằn của công việc không làm phai mờ được nhan sắc của người con gái ấy. Chiếc váy đụp màu đen còn lấm tấm vết bùn đất – dấu vết của công việc nặng nhọc mà chị phải làm. Bên hông của chị đeo một chiếc giỏ tre – đồ đựng cá của người xưa. Chiếc giỏ khá nặng. Có lẽ đó là thành quả sau một ngày lao động vất vả của chị. Chị Tấm không đi dép, để lộ ra đôi bàn chân nhỏ nhắn.

Tôi không biết chị bao nhiêu tuổi nhưng trông chị còn rất trẻ. Khuôn mặt trái xoan khiến chị trông thật phúc hậu. Trời nắng làm hai má chị ửng hồng, trán lấm tấm mồ hôi, bết vài sợi tóc mai. Mái tóc đen, óng mượt của chị được búi gọn gàng bởi chiếc khăn mỏ quạ… và để ra một chỏm đuôi gà nhỏ xinh. Điểm nổi bật nhất trên khuôn mặt chị Tấm là đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu tô điểm cho đôi mắt bồ câu đen láy, lấp lánh ánh nhìn ấm áp. Nhìn vào đôi mắt trong ngần ấy, tôi cảm thấy thật nhẹ nhàng. Chiếc mũí cao thanh tú càng làm tôn lên vẻ đẹp hài hòa của gương mặt. Miệng chị Tấm đỏ thắm màu trầu, mỗi khi cười để lộ ra hàm răng đen nhánh, sáng bóng và đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Tôi đã thật ngạc nhiên vì điều đó nhưng chợt nhớ ra chị Tấm sống ở thời kì xưa, khi Việt Nam vẫn còn tục ăn trầu và nhuộm răng đen. 

 

Khi tôi vẫn còn chưa hết ngỡ ngàng vì cuộc gặp gỡ thú vị, lạ lùng này, vẫn còn đang say sưa ngắm dung nhan yêu kiều của chị Tấm thì chị nhẹ nhàng lên tiếng hỏi tôi: “Em từ đâu đến đây vậy? Em muốn tìm ai phải không?”. Ôi, giọng chị mới nhẹ nhàng và êm ái làm sao! Tôi lễ phép trả lời: “Em bị lạc tới đây chị ạ!”. Chị không giấu được vẻ hốt hoảng khi nghe câu trả lời của tôi. Nhìn đôi mắt lo lắng của chị, tôi cảm nhận được một trái tim nhân ái bao la, hiền hậu. Chị cầm lấy tay tôi. Đôi bàn tay bé nhỏ của tôi nằm gọn trong đôi bàn tay xương xương, gầy guộc với nhiều vết chai sần nhưng vẫn rất mềm mại của chị. Chắc hẳn chị đã rất vất vả, cực nhọc khi phải sống cùng mẹ con mụ dì ghẻ độc ác. Đôi bàn tay ấy hằng ngày phải cắt cỏ, mò cua, bắt tép, chăn trâu,…và cũng là đôi bàn tay khéo léo sau này têm những miếng trầu cánh phượng cho nhà vua. Tôi cảm thấy yêu thương và cảm phục chị biết bao nhiêu! Quả đúng như trong câu chuyện tôi được đọc, chị Tấm là người con gái xinh đẹp và dịu hiền nhất. Chị nhẹ nhàng vuốt tóc tôi. Ôi chị mới dịu dàng làm sao! Miệng cười hiền hòa, mắt sáng ấm áp, chị nói với tôi: “Em đừng sợ, chị sẽ giúp đưa em về nhà”. Rồi chị dắt tôi đi, vừa đi vừa hỏi han ân cần. Bước chân chị nhỏ nhẹ đi trên con đường đất gồ ghề, từng bước đi thướt tha, nhẹ nhàng.

Khi tôi vẫn còn đang đắm chìm trong sự chăm sóc ân cần của chị thì bỗng có tiếng gọi: “Châu, dậy thôi con, muộn rồi”. Tôi choàng mở mắt. Mẹ tôi cười: “Con gái mơ gì mà cứ cười mãi thế!”. Hóa ra tôi vừa nằm mơ, một giấc mơ thật đẹp. Tỉnh dậy rồi, hình ảnh chị Tấm xinh đẹp, hiền hậu vẫn còn vương vấn mãi trong tâm trí tôi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư