Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người không chỉ nổi tiếng trong sự nghiệp cách mạng mà Người còn được biết đến với vai trò là một nhà thơ. Thơ của Bác viết chủ yếu về cách mạng, những năm tháng gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng. Bác ra đi và để lại cho nền văn học nước nhà một khối văn chương khổng lồ trong đó tiêu biểu nhất là bài thơ “Cảnh khuya”.
Bài thơ “Cảnh khuya” được ra đời vào thời điểm chúng ta đang bước sang giai đoạn chiến đấu chống thực dân Pháp, cuộc chiến mặc dù rất gian khổ, nhưng ta vẫn thấy được phong thái ung dung, lạc quan của người. Bài thơ mở đầu bằng một hình ảnh thật nhẹ nhàng và tràn đầy sức sống:
“Tiếng hát trong như tiếng hát xa”. Bài thơ mở đầu một hình ảnh thơ thật đẹp, lối so sánh cũng rất kì lạ và có hồn. Tiếng suối được ví với tiếng hát xa trong trẻo nhẹ nhàng, tiếng suối được người cảm nhận bằng thính giác và người cảm nhận thấy tiếng suối đó “trong”. Chỉ qua một câu thơ ngắn gọn thôi nhưng người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng, của thiên nhiên Việt Bắc.
Bác đã sử dụng thật tài tình biện pháp so sánh “tiếng suối” giống với “tiếng hát” của con người, lúc này đây tiếng suối đã không còn đơn thuần là một âm thanh bình thường nữa mà nó đã trở nên sống động và có hồn. Đây là lối so sánh ta thường thấy trong thơ của bác, cảnh vật và con người luôn luôn gắn bó với nhau không thể tách rời. Trong không gian tĩnh lặng ấy, ngước nhìn lên bầu trời một cảnh đẹp đã thu vào tầm mắt:“ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.
Trong một câu thơ bác đã sử dụng đến hai từ “lồng” nó đã tạo ra hiệu quả vô cùng đặc biệt, “lồng” ở đây là khiến cho hai vật khác nhau khớp lại với nhau để tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Trong bài thơ ánh trăng đã soi rọi lên cây cổ thụ tạo ra cái bóng cây, rồi bóng cây lại lồng lên trên những khóm hoa. Đây là bức tranh có nhiều tầng bậc, nhiều hình khối, với những đường nét và khoảng sáng tối rất rõ ràng.