Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao cá voi thở bằng phổi mà khi mắc cạn lại chết

Tại sao cá voi thở bằng phổi mà khi mắc cạn lại chết

4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.106
0
3
Nguyễn Nguyễn
07/01/2021 19:51:31
+5đ tặng

Thú biển (như rái cá biển, báo biển, sư tử biển, cá heo, cá voi...) cũng thở bằng phổi như thú cạn. Tuy phải thường xuyên nhô lên mặt nước, nhưng chúng có thể ở dưới nước một thời gian tương đối dài, từ 20-30 phút với rái cá biển, 43 phút với báo biển Wader, hay thậm chí 1-2 tiếng với cá voi cỡ lớn.

 

Cá voi.

Tại sao ở dưới nước trong thời gian dài như vậy mà chúng không chết ngạt? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện cơ thể thú biển có “kho” tích trữ oxy đặc biệt, chính là máu và cơ.

Chúng ta biết rằng, trong máu chứa một lượng lớn oxy và thể khí CO2. Mặt khác, tỷ lệ máu so với thể trọng cơ thể của thú biển thông thường lớn nhiều hơn so với động vật sống trên cạn. Ví dụ ở người, máu chiếm khoảng 7% thể trọng, còn máu của cá heo lại chiếm khoảng 10-11% thể trọng của nó, và ở báo biển là 18%.

Ngoài máu ra, cơ thịt cũng có thể tích trữ ôxy. Trong cơ thịt của thú biển có một loại albumin cơ hồng, rất dễ kết hợp với oxy. Khi chúng nhô lên khỏi mặt nước để thay đổi không khí, oxy được hít vào, một phần kết hợp với albumin cơ hồng hình thành trạng thái kết hợp hóa học, tích trữ trong cơ. Albumin này càng nhiều, oxy được tích trữ càng lớn.

So với động vật cạn, albumin cơ hồng ở thú biển cao hơn nhiều. Oxy dự trữ kiểu này có thể chiếm hơn 50% dự trữ oxy toàn thân chúng. Chính vì albumin trong cơ thịt khá nhiều, nên màu sắc của thịt cá voi và thịt báo biển đều có màu tím thẫm.

Ngoài ra, tần số thở bình thường của thú biển tuy rất thấp, nhưng khả năng hít oxy và nén khí CO2 lại rất mạnh, có lợi cho cuộc sống dưới nước của chúng. Người bình thường một lần thở chỉ có thể thay đổi 15-20% khí trong phổi, còn cá voi lại có thể thay đổi trên 80%. Đa số động vật cạn, kể cả người rất nhạy cảm với CO2 trong máu. Nếu hàm lượng CO2 trong không khí tăng lên, thì tần xuất thở của người sẽ tăng lên gấp 5 lần bình thường. Nhưng thú biển lại không như vậy, dù CO2 trong máu tăng lên cũng không xảy ra sự cưỡng chế thở. Có người từng thử nghiệm, đeo cho báo biển một mặt nạ hô hấp đặc biệt, để chúng hô hấp khí có giới hạn. Họ phát hiện thấy khi hàm lượng CO2 trong đó cao đến 10% thì hoạt động thở của báo biển vẫn giữ được bình thường. Điều này đã giúp cho chúng sống được dưới nước trong thời gian dài.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
fghfgh
07/01/2021 19:51:36
+4đ tặng

Cá voi là loài cá xương sụn mềm, thêm vào đó là khối lượng quá lớn của cơ thể nên khi mắc cạn, phổi nó bị xẹp, vì các cơ hô hấp không thể cử động được lồng ngực --> ngạt thở. Ở người cũng vậy. Khi béo phì quá mức thì cũng gây vấn đề về hô hấp.

3
0
Nguyễn Hà Linh
07/01/2021 19:52:56
+3đ tặng
Nếu những con thú này bị mắc cạn, chúng bị khô đi rất nhanh, cơ thể nóng lên, ngạt thở hoặc tổn thương nghiêm trọng trong nội tạng.
2
0
thanh hà
10/01/2021 13:57:03
+2đ tặng
vì cá voi có lớp mỡ khá dày, thích nghi môi trường lạnh ở sâu dưới đại dương, nếu mắc cạn, lớp mỡ dày sẽ đè con cá và ủ khí làm con cá bị chết ngạt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư