Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các dạng bài của bài văn nghị luận xã hội

các dạng bài của bài văn nghị luận xã hội giúp mik vs

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
406
2
0
Tú Uyên
15/01/2021 19:18:28
+5đ tặng

Dạng 1: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Là dạng đề cập tới các hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, các hiện tượng đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực nhưng nó trực tiếp ảnh hưởng và thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hiện nay.

Đề tài thường hướng tới như: an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, trung thực trong thi cử, nạn vứt rác bừa bãi, hiến máu nhân đạo, nghiện game, nghiện internet, lối sống ảo, lối học hình thức đối phó…

Các bước tiến hành theo cấu trúc sau:

– Khái niệm hiện tượng (hiện tượng đó là gì?)

– Thực trạng của hiện tượng (biểu hiện cụ thể, cái mặt tích cực, tiêu cực của hiện tượng)

– Hậu quả, tác hại của hại của hiện tượng đó (nếu là hiện tượng tiêu cực)

– Nguyên nhân của việc xảy ra hiện tượng đó là gì?

– Biện pháp khắc phục, xử lí như thế nào?

– Liên hệ bản thân.

Dạng 2: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

 

Đây là dạng đề nói về một tư tưởng đạo lí, triết lí nhân văn, câu nói mang tính nhận thức, mối quan hệ về gia đình, xã hội, một số tính cách thể hiện các phẩm chất của con người .

Đề tài hướng tới: Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay, mục đích sống và học tập, các đức tính của con người: tính trung thực, lòng khiêm tốn, lòng bao dung, đức tính kiên trì, ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống, các mối quan hệ gia đình: tình mẫu tử, chữ hiếu,sự vô tâm thờ ơ của cha mẹ đối với con cái, vô cảm, mối quan hệ của xã hội: tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, đạo lí: ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn….

Các bước tiến hành theo cấu trúc sau:

– Khái niêm tư tưởng, đạo lí đó là gì?

– Phân tích, chứng minh bình luận các mặt đúng sai của tư tưởng, đạo lí đó, lấy các ví dụ cụ thể để chứng minh.

– Bài học nhận thức và liên hệ bản thân.

Dạng 3: Nghị luận về một số vấn đề xã hội được rút ra từ trong tác phẩm văn học nghệ thuật

Đây là dạng nói về một vấn đề xã hội, một triết lí nhân văn sâu sắc nào đó được rút ra từ trong tác phẩm văn học nghệ thuật. Vấn đề xã hội này có thể học sinh đã được học ở trong chương trình sách giáo khoa của mình hoặc trích trong các mẫu báo, tài liệu khoa học nào đó.

Đề tài hướng tới: Các vấn đề xã hội sâu sắc, nhân văn từ trong tác phẩm văn học như: Lòng yêu nước, mục đích sống, trách nhiệm của thanh niên trong xã hội hiện nay, ý chí nghị lực trong cuộc sống, đức tính khiêm tốn, lí tưởng sống…

Các bước được tiến hành theo cấu trúc sau:

– Bước 1: Tóm tắt, giải thích, nêu nội dung chính của vấn đề xã hội đặt ra.

– Bước 2: Nghị luận xã hội, tiến hành các thao tác nghị luận xã hội bình thường tùy thuộc xem đó là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×