Tình quê hương đất nước qua hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Quê hương”
b1. Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.
Bức tranh thiên nhiên của thơ mới làm say lòng người bằng nhiều giọng vẻ, tấm lòng yêu thiên nhiên yêu đất nước được giải phóng khỏi quan niệm văn chương cổ đã khơi dậy vẻ đẹp và lòng yêu thiên nhiên trong lòng người đọc.
Bức tranh hoành tráng của rừng thẳm oai linh, của gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng cả, cây già. Trong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thâm nghiêm ấy làm nền cho hình bóng của chúa sơn lâm mang vẻ đẹp dõng dạc, đường hoàng với những đêm vàng, sáng xanh, chiều đỏ, tiếng chim ca tất cả mang vẻ đẹp lãng mạn, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên của cách nhìn lãng mạn và bút pháp lãng mạn ( dẫn chứng phân tích trong Nhớ rừng - Thế Lữ ).
Hình ảnh làng chài ven biển đẹp, trong trẻo thoáng đãng ( dẫn chứng , phân tích trong “ Quê hương” của Tế Hanh )
b2 Gửi gắm tâm sự thầm kín
Thế Lữ gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ “nhớ rừng”, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là 1 ẩn dụ thể hiện tâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó.
b3. Tình yêu và nỗi nhớ quê hương
Tế Hanh đã mang theo làng chài quê hương với “ màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” cùng với con thuyền rẽ sóng trong hương vị mặn nồng riêng của biển khi xa quê. Tìm về làng chài thanh bình êm ả ấy tấm lòng nhà thơ rộn lên nỗi nhớ, niềm thương sâu nặng mà mênh mang như biển cả. Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc ấy, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét cảm xúc của nhà thơ.
Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng lên một không gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt Trường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới. Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng / Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Câu thơ vừa vẽ ra cái chính xác của hình thể vừa gợi ra cái linh hồn của sự vật, một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ sỹ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương.
Nối nhớ thiết tha trong xa cách, nhớ cái mùi nồng mặn đặc trưng của quê hương cái hương vị đầy quyến rũ, là chất thơ đày bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng.