Dựa vào quy trình lập kế hoạch, nhóm hãy lập kế hoạch cho chuyến đi chơi dã ngoạicủa cả lớp nhân dịp 26/3 Nhóm đã lựa chọn địa điểm cho chuyến đi dã ngoại của lớp dịp 26/3 đó là Vườn Quốc Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội.
Như đã biết, Quy trình lập kế hoạch gồm 5 bước, và để có 1 bản kế hoạch hoàn chỉnh tất yếu phải làm lần lượt từng bước một
Bước 1: Phân tích môi trường
Bước 2: Xác định mục tiêu
Bước 3: Xây dựng các phương án
Bước 4: Đánh giá và lựa chọn các phương án tối ưu
Bước 5: Quyết định kế hoạchI.
Bước 1: Phân tích môi trường
Để phân tích triệt để các yếu tố ảnh hưởng của môi trường, ta dựa vào mô hình SWOT1.
1.Điểm mạnh
- Quân số: đi theo lớp (an toàn hơn, có nhiều ý nghĩa tinh thần) => dễ được sự ủng hộ của gia đình
- Thời gian: đi trong một ngày nên không gặp nhiều khó khăn + 26/3
- thời điểm chuẩn bị bước vào kiểm tra giữa kì, chưa có áp lực thi cử lớn, vui chơi thoải mái, xả stress, giải tỏa tâm lý, thoải mái học tập
+ Không phải mùa du lịch, ít khách, không chen chúc, nên giá rẻ hơn, có nhiều không gian để vui chơi hơn
- Giao thông: Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên khu vực núi Ba Vì, thuộc huyện Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 65km, đường đẹp, dễ đi, thời gian đi từ 1-2h, thích hợp với sinh viên
2. Điểm yếu
- Quân số: có thể có trường hợp 1 số bận hoặc đột xuất có việc bận không thể tham gia được nên chưa thể tập hợp tổ chức cho đầy đủ thành viên của lớp
- Kinh phí: thời điểm đi chơi vào khoảng cuối tháng nên có thể có nhiều bạn không có đủ tiền kinh phí
- Thời tiết: vẫn còn đang trong mùa lạnh nên có thể không thích hợp để đi du lịch
- Phương tiện:
+ Nếu đi bằng xe máy: độ nguy hiểm cao, yêu cầu kinh nghiệm của người cầm lái đi đường dài, có thể hạn chế về số lượng xe
+ Nếu thuê ô tô: kinh phí cao
3. Cơ hội
- Giúp tập thể lớp thêm đoàn kết, gắn bó tất cả thành viên lớp với nhau vì có nhiều bạn chưa giao lưu và trò chuyện với nhau và còn khá xa lạ dù đã cùng học với nhau gần 2 năm
- Tạo không khí giải trí, vui chơi thoải mái giúp các bạn thư giãn, vui vẻ để có những cảm xúc tích cực hơn khi bước vào đợt kiểm tra giữa kì
- Được tham gia các hoạt động tập thể, có thêm nhiều kĩ năng sống và kĩ năng mềm: trong khoảng thời gian mọi người đi cùng nhau, chơi cùng nhau thì sẽ giao lưu với nhau nhiều hơn, có nhiều trải nghiệm và kỉ niệm với nhau nhiều hơn…
- Được biết đến tham quan và có thêm những hiểu biết, trải nghiệm về các địa điểm đẹp của Hà Nội4. Nguy cơ, thách thức
- Cần phải đảm bảo an toàn cho tất cả các thành viên trong suốt quá trình đi và tham gia vui chơi, trải nghiệm- Các bạn phụ trách chính chuyến đi cần có khả năng kết nối tất cả các thành viên trong lớp giao lưu với nhau nhiều hơn
- Phải tổ chức được một chuyến đi thú vị, có những trải nghiệm và trò chơi hấp dẫn để tạo và duy trì bầu không khí sôi động và vui vẻ nhất
- Đảm bảo các lịch trình và hoạt động được diễn ra thuận lợi, theo đúng kế hoạch Từ mô hình SWOT, nhóm đã có thể đưa ra một số quyết định như:
+ Địa điểm: Vườn quốc gia Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội
+ Thời gian: 1 ngày (26/3)
II. Bước 2: Xác định mục tiêuĐể đề ra những mục tiêu hiệu quả và thiết thực thì ta thường sử dụng phương pháp SMART. Phương pháp SMART là một trong những công cụ phổ biến và hiệu quả nhất đểđặt ra mục tiêu thực tế và có khả năng hoàn thành. Đó là: - S - Specific : Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.+ Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng chứng tỏ khả năng đạt được.VD: Mục tiêu của chuyến dã ngoại đó là:- Tạo sự đoàn kết, gắn kết của tất cả các bạn trong lớp- Tạo môi trường, cơ hội để các thành viên trong lớp làm quen, tìm hiểu, thân thiết với nhau nhiều hơn cũng như cùng nhau vui chơi, thư giãn và có với nhaunhững kỉ niệm, ấn tượng đẹp - Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm để các trải nghiệm và rèn luyệnthêm những kĩ năng sống và kĩ năng mềm cho bản thân- Measurable : Đo lường được+ Để đánh giá được kết quả của các mục phải dựa trên những con số đo lường được VD: - Số lượng người tham gia: 49 bạn - Về chi phí cho chuyến đi chơi: Vì đều là sinh viên và thời điểm đi chơi vào khoảng thời gian cuối tháng nên vấn đề tài chính có thể không được mấy dư dả. Và để chuẩn bị cho chuyến đi thì có nhiều khoản phải chi, ví dụ như tiền phương tiện đi lại, đồ ăn trưa, nước uống, dụng cụ cho các trò chơi, vé vào khudu lịch, chi phí phát sinh… nên cần được tính toán để đưa ra con số phù hợp. - Và để lượng hóa được kinh phí, ta phải dựa vào nguồn lực có sẵn và nguồn lực có thể huy động được để đưa ra kinh phí dự kiến- A - Achievable : Có thể đạt được+ Phải hiểu và biết được khả năng của bản thân trước khi đưa ra các mục tiêu + Chỉ tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu mà không thể đạt nổi.- VD: Tham khảo ý kiến cả lớp về mức kinh phí có thể chi cho chuyến đi dã ngoại tối đa tầm bao nhiêu, thời đi như thế nào là hợp lý nhất ?Từ đó để cân nhắc và đưa ra con số mà tất cả các bạn có đủ khả năng về tài chính và có thể sắp xếp thời gian cho 1 chuyến đi như vậy. Và người lập kế hoạch cần cân nhắc và đưa ra những lựa chọn về khoản phải chi, thời gian, các hoạt động, nơi tổ chức phù hợp- R - Realistics : Thực tế + Là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện so với nguồn lực có sẵn (thời gian, nhân sự, tiền bạc..). + Sau khi có bản kế hoạch sơ bộ ta cần đánh giá tổng quan xem kế hoạch có thể thực hiện được với tình hình nhân lực,tài chính,...như hiện tại hay không. So với kế hoạchthì liệu có thể đáp ứng được các tiêu chí kia không,từ đấy đưa ra những thay đổi phù hợp. - T - Timely: Thời gian hoàn thành + Đặt ra những thời gian, thời hạn cụ thể cho từng mục tiêu để có thể hoàn thànhmọi việc đúng hạn. + Những mục tiêu lớn hãy chia nhỏ để hoàn thành dễ dàng hơn