Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết một đoạn văn giải thích cho câu tục ngữ sau

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
441
1
0
Nguyễn Minh Vũ
20/01/2021 19:49:28
+5đ tặng

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu mang ý nghĩa sâu sắc, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, bao lời khuyên dạy chân tình nhưng không hiểu vì sao em lại thích câu: “Một mặt người bằng mười mặt của”.Câu tục ngữ giản dị, chỉ có bảy từ ngắn gọn cùng phép so sánh nhẹ nhàng và nghệ thuật nhân hóa độc đáo, giàu hình ảnh.Đó là lời ông cha khuyên chúng ta cần phải biết quý trọng sinh mạng con người hơn của cải vật chất.Hai từ “mặt người” đặt trước “mặt của” cùng với so sánh “bằng mười” thật khéo léo, đầy ẩn ý nhằm nhấn mạnh tiền bạc, của cải vật chất tuy rất quý nhưng là thứ ta làm ra còn sinh mệnh con người là thứ không gì có thể đánh đổi.Tục ngữ được cha ông ta dùng để khuyên răn con người phải cẩn trọng trong cuộc sống, không để những điều đáng tiếc xảy ra đối với sinh mạng của mình và mọi người.Đồng thời, còn dùng để động viên người ta đừng buồn phiền khi xảy ra mất mát tài sản, thật thú vị khi cùng một câu lại mang nhiều hàm ý.Câu tục ngữ trên quả là lời khuyên và triết lí sống đúng đắn.Chúng ta phải biết trân trọng giá trị con người, đặt con người lên trên mọi thứ của cải vật chất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Esther
20/01/2021 20:02:40
+4đ tặng

Không ai có thể phủ nhận, con người là quý nhất trên đời. Chính vì vậy, ông cha ta đã có câu: “Một mặt người bằng mười mặt của” để khẳng định điều trên.

Đầu tiên, “một mặt người” là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có ý nghĩa tương đương như một người, của là của cải vật chất. Còn “mười mặt của” ý nói đến số của cải rất nhiều. Và với việc sử dụng hình thức so sánh vừa có sự đối lập cho nên chúng ta có thể thấy được câu tục ngữ sự khẳng định của về giá trị của con người. Việc đối lập giữa “một” và “mười” càng làm nhấn mạnh lên giá trị của con người. Con người là vô giá, sinh mạng của mỗi người còn quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Tiền bạc của cải chỉ là vật ngoài thân, có thể làm ra được.

Của cái rất đáng quý, nhưng con người lại càng đáng quý hơn. Chính vì vậy, câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Xã hội ngày càng phát triển, con người lại càng dễ dàng đánh mất đi giá trị của mình và bị đồng tiền chi phối. Nếu chỉ vì của cải mà đánh mất giá trị của con người. Chúng ta sẽ trở thành những người cô độc không người thân, bạn bè.

Câu tục ngữ đã đi vào đời sống nhân dân một cách sâu sắc. Nó là lời khẳng định lời nhắc về việc nâng cao, quý trọng giá trị của con người mới là cốt lõi trong cuộc sống. Còn những thứ của cải vật chất chỉ là vật ngoài thân có thể dễ dàng kiếm được. Giá trị của con người mới là điều đáng quý nhất. Câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×