Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy nêu cảm nghĩ về phạm văn đồng và viết bài văn

em hãy nêu cảm nghĩ về phạm văn đồng và iết bài văn

3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.193
2
4
Hi
21/01/2021 18:46:35
+5đ tặng

Tình cờ em bắt gặp những câu thơ này trên một trang báo. Vần thơ tha thiết và chan chứa những nổi niềm như chính nổi lòng của em vậy. Bao ký ức của cô hiện về dìu những năm tháng học trò về bên em. Em nhớ cô nhiều lắm cô ơi!

Nhớ về cô em nhớ dáng người cô gầy yếu, mái tóc quăn xã mỗi khi đến lớp. Cô không phải là giáo viên chủ nhiệm của em, nhưng đối với em cô là người mẹ hiền thứ hai trong cuộc đời. Ngày ấy khi em còn là học sinh của mái trường THPT thị xã Quảng Trị. Ngày đầu tiên bước vào mái trường cấp III, mọi thứ đối với em trở nên xa lạ, bỡ ngỡ. Em vốn tính người ít nói lại hay mặc cảm về thân phận của mình khiến em thu mình lại không muốn giao thiệp cùng với ai như con ốc thu mình vào trong vỏ. Và rồi em đã gặp cô đó là năm cuối cùng của quãng đời học sinh. Cô là giáo viên dạy bộ môn lịch sử, môn học mà đứa học trò nào lớp em cũng không thích, chán nản vì toàn là những con số và sự kiện. Suốt hai năm học lớp 10 và 11 lớp chúng em đa số điểm thấp bởi môn sử vì chúng bạn không ấn tượng với môn học này nên không học bài. Vả lại lớp chúng em thuộc vào loại lớp cá biệt của trường. Giáo viên chủ nhiệm cũng thường đau đầu nhức óc với lớp em. Tuần nào xếp hạng thi đua cũng đứng vào top cao nhất của trường tính từ dưới lên.

Đến năm lớp 12 vẫn những trò đùa tinh nghịch ấy của lũ bạn, nhưng giáo viên bộ môn có sự thay đổi. Cô giáo dạy bộ môn sử không phải cô giáo cũ nữa mà là cô giáo mới. Cô có khuôn mặt hiền từ luôn nở nụ cười trìu mến, giọng cô miền bắc ấm áp truyền cảm đến lạ lùng. Đôi mắt cô thăm thẳm như chứa đựng đầy những tình thương bao la mà cô dành cho chúng em. Rồi những tiết học lịch sử cô dạy, chúng em không còn cảm thấy khô khan, ngáp ngủ như những năm học trước nữa mà trở nên sinh động hẳn lên bởi cô đã đem đến một luồng sinh khí mới, một phương pháp mới trong công tác giảng dạy. Tiết học nào, bài học nào cô cũng lồng ghép kể nhưng câu chuyện lịch sử, nhân vật lịch sử. Cô đã khơi dậy trong chúng em niềm tự hào dân tộc, về sự hy sinh của các thế hệ cha anh để cho đất nước được nở hoa độc lập, tự do. Từ đó thấy mình sống phải đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.

Em còn nhớ rất rõ tiết học ngày ấy, cô giảng bài “ Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc”. Cô đã đưa chúng em về tuổi thơ của Bác, hành trình tìm đường cứu nước gian lao của Bác qua những mẫu chuyện “ Đôi bàn tay”, “ Những viên gạch hồng” và giọng cô xúc động ngẹn ngào rưng rưng nước mắt khi cô giảng sự kiện: Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người đã tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt nam sau bao nhiêu năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài. Sau này được Người ghi lại: “ Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sung sướng biết bao! Tôi vui mừng phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.

Cả lớp lặng im như hòa vào nhịp xúc động của cô. Trống đánh ra về rồi mà chúng em không hề hay biết. Hiếm có tiết học nào như thế. Kể từ tiết học hôm ấy chúng em đứa nào cũng mong đến giờ học môn sử cho dù là tiết 5 tiết cuối cùng đứa nào cũng đói bụng và mệt lả. Khi kể câu chuyện lịch sử chưa xong câu kết bao giờ cô cũng khép lại “ hồi sau sẽ rõ”, làm chúng em háo hức mong đợi như xem một bộ phim vậy, khiến những cái đầu cứng cổ của mấy cậu con trai quậy phá cũng phải thay đổi thái độ học tập của mình.

Không chỉ là giáo viên bộ môn dạy nhiệt tình, tâm huyết, cô còn là người mẹ hiền thứ hai đời em. Cô rất hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của em, một người con sống không có bố. Gia đình em lại nghèo nữa chỉ có mình mẹ em lam lũ, vất vả nuôi con ăn học thành người. Những lúc ngồi tâm sự với cô về tuổi thơ của mình cô ôm em vào lòng an ủi động viên và lau những giọt nước mắt trên khóe mi em. Em cảm thấy hạnh phúc vô cùng như có một lá chắn nào đó đang che chở cho em, làm điểm tựa cho em vững bước trên đường đời.

Cô còn cho em nhiều món quà nữa như áo quần, sách vở…để em tự tin hòa nhập với bạn bè trong trường, lớp. Em xin được từ chối nhưng thấy nét mặt cô thoáng buồn, cô nói “ cô coi em như đứa con gái của cô mà thôi em cứ nhận đi”. Từ đó có chuyện gì vui hay buồn hai cô trò tâm sự và chia sẻ. Tấm lòng của cô như là nguồn động viên để em “ vượt lên chính mình’’ hòa nhập với cộng đồng.

Em cứ nhớ mãi lời cô khuyên bảo nếu mình thích cái gì thì nên theo đuổi và quyết tâm làm đến cùng. Dạo đó bạn bè em háo hức rộn ràng theo việc đăng ký thi vào trường đại học, cao đẳng. Còn em không định hướng cho mình ngành gì, trường nào cả. Em rất phân vân và muốn tham khảo ý kiến của cô và nhận từ cô một lời động viên: “ Nếu em thích học ngành lịch sử thì cô sẽ em tài liệu để ôn tập”. Từ lần đó trong đầu em lóe vụt lên suy nghĩ và đi đến quyết định là đăng ký vào trường Đại học Sư phạm Huế khoa Lịch sử, ước mơ trở thành cô giáo dạy môn Lịch sử như cô.

Với quyết tâm nỗ lực của em cùng với những lời động viên của cô đã giúp ước mơ của em trở thành hiện thực. Năm đó cầm giấy báo trúng tuyển đại học em vô cùng sung sướng và chạy về báo với cô để cô mừng. Hai cô trò ôm nhau trong niềm hạnh phúc khó tả.

Rồi thời gian dần trôi, chúng em rời mái trường cấp III, đi tiếp những bước đường tương lai đang rộng mở, bỏ lại sau lưng những tháng ngày êm ả sống bên cô, bỏ lại đằng sau một ánh mắt sâu thẳm đang dõi theo từng bước chúng tôi đi, dắt chúng tôi vượt qua những nấc thang khó đi nhất, đưa chúng tôi đến với thế giới mới trải đầy nắng và hoa trên con đường xa lạ nhưng sẽ thân quên sau này. Một chuyến đò nữa cô lại đưa sang sông, rồi tiếp tục quay về bến đậu cũ chèo lái những con thuyền cập bến tương lai.

Giờ đây em đã lớn khôn và sải cánh bay xa trên mọi nẻo đường nhưng những kỷ niệm của tuổi học trò, về cô em không thể nào quên được. Trở lại mái trường xưa, ngôi trường cô đã từng dạy và em đang đứng trên bục giảng kế thừa sự nghiệp của cô để giảng bài lịch sử cho các em. Hình bóng cô thấp thoáng đâu đây như ngày xưa đó nhưng em không tìm thấy cô nữa bởi cô đã nghỉ hưu và chuyển vào sinh sống ở Đà Nẵng. Giờ đây không còn gặp cô để tâm sự nhiều nữa nhưng em luôn nhớ về cô và mãi mãi in sâu trong tâm trí em – người mẹ hiền thứ hai trong đời tôi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
6
Thời Phan Diễm Vi
21/01/2021 18:58:05
+4đ tặng
Với 94 tuổi đời, 75 năm liên tục hoạt động cách mạng, đồng chí Phạm Văn Đồng đã cống hiến trọn đời cho Đảng và dân tộc Việt Nam. Đồng chí Phạm Văn Đồng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng; nhà ngoại giao tài năng, có uy tín trên thế giới; nhà văn hóa lớn của dân tộc; người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng.

Còn nhớ, Điếu văn do Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đọc tại lễ truy điệu đồng chí Phạm Văn Đồng đã làm rung động triệu triệu con tim đất Việt và bạn bè quốc tế: "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người cộng sản kiên cường, mẫu mực; nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; người con rất mực trung thành suốt đời chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân; người bạn tin cậy của bạn bè quốc tế; nhà văn hóa lớn của dân tộc".

 

 

 

 

 

 

Đồng chí Phạm Văn Đồng sinh ra tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, một vùng quê nghèo khó nhưng giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng. Trong những năm 1925 - 1926, từ sự khâm phục, ngưỡng mộ những hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người thanh niên Phạm Văn Đồng đã sớm tham gia hoạt động trong phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên, đấu tranh đòi thực dân Pháp thả cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Chu Trinh, cho nên đã bị đuổi học ở năm cuối bậc tú tài tại Trường Bưởi (Hà Nội).

 

Được các cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên giác ngộ, đồng chí Phạm Văn Đồng xuất dương và tham dự lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ ở Quảng Châu (Trung Quốc) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức. Nhờ các bài học về "Đường cách mệnh" của Nguyễn Ái Quốc và sự tự rèn luyện, tu dưỡng, đồng chí Phạm Văn Đồng đã trở thành một nhà cách mạng chuyên nghiệp, một chiến sỹ cách mạng chân chính, chiến đấu dưới lá cờ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đồng chí là một trong số những cán bộ tiền bối của Đảng và cách mạng Việt Nam

 

.

 

 

 

Cuối năm 1927, đồng chí Phạm Văn Đồng từ Trung Quốc về nước hoạt động ở Sài Gòn và bị thực dân Pháp bắt tháng 7-1929. Chúng kết án 10 năm tù và đày đồng chí đi Côn Đảo. Suốt 7 năm (1929-1936) bị tù đày, đồng chí Phạm Văn Đồng luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản và cùng nhiều đồng chí khác đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Đầu năm 1940, khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở Côn Minh (Trung Quốc) chuẩn bị về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đồng chí Phạm Văn Đồng được giao phó những nhiệm vụ quan trọng.

 

 

 

Với bề dày 75 năm công tác liên tục, qua nhiều cương vị, đồng chí Phạm Văn Đồng đã tự học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức cách mạng của Bác Hồ. Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí đã thực hiện 4 tác phẩm xuất sắc về tư tưởng Hồ Chí Minh: “Hồ Chí Minh - Một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp” (1990); “Hồ Chí Minh, quá khứ hiện tại và tương lai” (1991); “Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu nước mạnh” (1993); “Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh” (1998). Đó cũng là những công trình khoa học đối với công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng vào công tác giáo dục chính trị, lý luận của Đảng ta hiện nay. 

 

 

 

Suốt cuộc đời hoạt động, trong bất cứ hoàn cảnh nào Phạm Văn Đồng luôn tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng, tương lai của đất nước, mang hết nhiệt tình, tài năng và trí tuệ cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Với trọng trách của mình, Phạm Văn Đồng hết sức quan tâm tới công tác củng cố bộ máy chính quyền Nhà nước. Đồng chí thường nói: "Việc tăng cường Nhà nước dân chủ nhân dân là một nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa". Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân, Phạm Văn Đồng nhấn mạnh rằng: "nguyên tắc tổ chức của Nhà nước chúng ta là nguyên tắc tập trung dân chủ. Dân chủ và tập trung là hai mặt không thể thiếu và phải mật thiết liên quan với nhau, kết hợp chặt chẽ với nhau của tổ chức Nhà nước chúng ta". Nhận thức rõ Đảng ta là đảng cầm quyền, Phạm Văn Đồng yêu cầu đảng viên là cán bộ chính quyền các cấp phải "quan niệm cho đúng quan hệ lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước". Đồng chí đã khẳng định: "Chỉ có tăng cường quan hệ lãnh đạo của Đảng với Nhà nước thì chúng ta mới tăng cường tác dụng to lớn của Nhà nước trong thời kỳ quá độ, trong việc xây dựng xã hội mới, đời sống mới, do đó nêu cao địa vị và uy tín của Nhà nước”. Trong quản lý kinh tế, đồng chí Phạm Văn Đồng yêu cầu mỗi cán bộ phải làm việc có hiệu quả thiết thực, có năng suất, chất lượng cao; phải chú trọng thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí, tham ô. Đồng chí chỉ ra rằng: "Muốn quản lý tốt, cần quy định rõ ràng chính sách, chế độ, thể lệ, định mức về các việc điều động, phân phối và sử dụng tiền bạc, máy móc, đất đai và vật tư cho mọi ngành, mọi cấp, mọi địa phương; phải coi đó là kỷ luật của Nhà nước, ai làm sai là có lỗi; người phụ trách phải thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời, đúng mức những vụ sai trái".

 

 

 

Đồng chí Phạm Văn Đồng rất chú trọng công tác bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, thực hiện tốt mối quan hệ máu thịt dân với Đảng, Đảng với dân. Đồng chí khẳng định, sự nghiệp cách mạng là xây dựng cái mới, cái văn minh, loại bỏ cái cũ, cái lạc hậu. Trong sự nghiệp ấy, cán bộ, đảng viên phải là người tiên phong gương mẫu; Đảng phải bồi dưỡng, chăm sóc cán bộ "ví như người làm vườn, vừa vun xới cho cây, cho hoa; vừa phải nhổ cỏ, trừ sâu và nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, diệt sâu phải diệt từ trứng, có như vậy hoa mới càng đẹp, quả mới càng ngon". Đồng chí rất đau lòng khi tệ quan liêu, tham nhũng trở thành "quốc nạn", đe dọa sự tồn vong của sự nghiệp cách mạng. Từ đáy lòng mình, đồng chí Phạm Văn Đồng đã yêu cầu Đảng, Nhà nước "phải đặt lên hàng đầu công tác quét cái nhà của chúng ta, quét dọn mọi thứ rác rưởi và dơ bẩn, làm cho nó ngày càng sạch sẽ, có như vậy chúng ta mới có môi trường và cơ hội thuận lợi để làm tốt những công tác khác". Lời tâm huyết đầy trách nhiệm của đồng chí có ý nghĩa thời sự to lớn trong giai đoạn hiện nay, đó là: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí để Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh là vấn đề cốt lõi, nhiệm vụ then chốt trong thời gian tới.

 

 

 

Trên cương vị Đảng và Nhà nước giao phó, tài năng và cống hiến của đồng chí Phạm Văn Đồng thể hiện xuất sắc ở công tác đối ngoại trong nhiều thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Với quan điểm đúng đắn, tình cảm chân thành, nghệ thuật thuyết phục, cảm hóa, đồng chí Phạm Văn Đồng đã góp phần to lớn trong việc đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của các nước anh em, bè bạn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

 

 

Đồng chí Phạm Văn Đồng đồng thời là nhà giáo dục, nhà văn hóa lớn. Noi theo người thầy Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Văn Đồng luôn sử dụng tri thức văn hóa dân tộc và nhân loại trong hoạt động cách mạng. Là Chủ tịch Ủy ban cải cách giáo dục Trung ương trong nhiều năm, đồng chí Phạm Văn Đồng quan tâm sâu sắc tới sự nghiệp "trồng người". Cho đến những năm tháng cuối đời, đồng chí vẫn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, tương lai dân tộc. Đồng chí kêu gọi lớp trẻ: "Các bạn hãy học tập để thành người và để làm người, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xứng đáng với cha anh, sánh vai cùng bạn bè trên thế giới". Là người đặc biệt chú trọng phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, đồng chí Phạm Văn Đồng đã giành thời gian nghiên cứu, viết nhiều bài là những tác phẩm văn hóa mẫu mực về các danh nhân văn hóa dân tộc, các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu... công trình nghiên cứu của đồng chí thường là các chuyên luận, phục vụ nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ, có tính định hướng và chỉ đạo. Văn phong của đồng chí ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và để lại những ấn tượng sâu sắc. Đồng chí đã nhiều lần bàn về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Những quan điểm của đồng chí về văn hóa ở tầm chiến lược vĩ mô, thể hiện quan điểm, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta. Với giới trí thức, văn nghệ sĩ, đồng chí Phạm Văn Đồng là người bạn, người anh lớn với tấm lòng bao dung, đôn hậu, cảm thông sâu sắc. Yêu cầu mà đồng chí đặt ra cho anh chị em là khoa học và nghệ thuật phải theo phương châm "hiểu biết, khám phá, sáng tạo"; lập trường tư tưởng phải thấm nhuần tư tưởng lớn của Đảng, đường lối chính trị của Đảng, vì những tư tưởng lớn đó, đường lối đó là thể hiện ý chí lớn, nguyện vọng lớn của dân tộc.

 

 

 

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Phạm Văn Đồng, chúng ta nhớ đến những đóng góp lớn lao của cố Thủ tướng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, nhấn mạnh rằng đồng chí Phạm Văn Đồng là "một trong những chiến sỹ đặc biệt ưu tú" suốt đời hy sinh, phấn đấu vì dân, vì Đảng, vì lý tưởng cộng sản.

 

Noi gương đồng chí, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tăng cường đoàn kết nhất trí, tranh thủ thời cơ, sáng tạo và tiến lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, khẩn trương triển khai hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã đề ra, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, quyết phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa.

5
3
Ni Lin
21/01/2021 19:16:39
+3đ tặng
Quảng Ngãi – Quê tôi, miền địa linh nhân kiệt, nơi đã sinh ra rất nhiều danh nhân, tướng lĩnh lừng danh, trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, niềm tự hào của quê hương tôi.
 
Tuy Bác Phạm Văn Đồng đã mãi mãi đi xa hơn mười năm rồi, nhưng tên tuổi của Bác vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. Có lẽ ai đi trên những con đường rộng lớn mang tên Phạm văn Đồng ở Thủ đô Hà Nội, ở Tp Đà Nẵng, ở Tp Hồ Chí Minh v.v  đều nghĩ tới một con người tài hoa, một Thủ tướng huyền thoại, một nhà ngoại giao thiên tài, một nhà văn hoá lớn, một con người mà không chỉ có nhân dân Việt Nam biết ơn và ngợi ca như một tên tuổi lớn trong TK 20, như một nhà báo nước ngoài đã viết trên tạp chí Asia week ngày 19/12/2000: “Cố Thủ tướng Phạm văn Đồng là một trong những người kiến tạo hàng đầu nền độc lập của nước Việt Nam. Ông đã đưa đất nước vượt qua những thời điểm then chốt trong lịch sử Việt Nam với vai trò Thủ tướng hơn ba thập niên chiến tranh và thống nhất, người mà Hồ Chí Minh xem là “Con người khác của tôi” vẫn giữ lời thề XHCN”.

         Là thế hệ cháu, con của Bác Phạm Văn Đồng, lại được ở xã cận kề với xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, nên mỗi lần về quê tôi thường ghé thăm ngôi nhà tưởng niệm Phạm Văn Đồng ở xã Đức Tân (làng Cây gạo cũ) và nhớ mãi những câu thơ ai đó đã viết lên đầy cảm xúc:

                 Nơi này Bác đã ra đi
                Nơi này Bác cũng lại về với dân
               Tên làng Cây gạo quen thân
               Như tên gọi Bác một gần, một thương...

Tìm hiểu về gia phả Bác Phạm Văn Đồng, tôi thấy đây là một hiện tượng lạ, một gia đình quan lại của triều đình phong kiến, thế hệ nào cũng có những người yêu dân, yêu nước, thậm chí có tới 5 người làm tướng trong đội quân của Nguyễn Huệ - Quang Trung. Không biết có phải vì thế mà ở Quảng Ngãi có tới ba con đường mang tên Quang Trung (Đường Quang Trung – Trà Khúc, Đường Quang Trung - Quảng Ngãi, Đường Quang Trung  - Cống Kiều) và sinh thời Bác Phạm Văn Đồng rất thích đọc sách về Quang Trung và thích xem những vở tuồng về Quang Trung, như GS Hoàng Chương đã từng viết trên báo và trình bày tại Hội thảo này...
 
Người ta nói Quảng Ngãi là đất địa linh nhân kiệt, nơi có rất nhiều danh nhân như Trần Quang Diệu, Nguyễn Bá Loan, Trương Đăng Quế, Trương Định, Võ Duy Ninh, Nguyễn Trung Định. Văn nghệ sĩ có Bích Khê, Nguyễn Viết Lãm, Lệ Thi...
 
Bác Đồng thấm nhiễm văn hoá của quê hương núi Ấn, sông Trà nhưng lại chịu ảnh hưởng văn hoá Huế (ở Quốc học Huế) và tiếp biến văn hoá Đông –Tây, đặc biệt là tiếp cận văn hoá Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc, thời kỳ ở Trung Quốc và mãi sau này khi rất nhiều năm sống gần Bác Hồ.
 
Bác Đồng còn chịu ảnh hưởng văn hoá miền Trung, ở đây Bác đã tặng giải thưởng Phạm văn Đồng cho nhiều văn nghệ sĩ. Từ thời thơ ấu và thời kỳ đại diện Chính phủ ở Nam Trung bộ, ông cũng chịu ảnh hưởng văn hoá Nam bộ trong thời kỳ hoạt động ở Sài Gòn (lúc làm thầy giáo).
 
Bác phạm Văn Đồng là nhà chính trị, nhà ngoại giao lỗi lạc và còn là nhà văn hoá kiệt xuất. Từ thời trẻ ông đã sáng tác và diễn kịch trong tù Côn Đảo cho đến sau này ông vẫn mê say xem hát Bội, Bài chòi và các loại hình sân khấu khác. Vốn yêu văn học nghệ thuật nên Bác Đồng đọc nhiều sách của các nhà văn, nhà triết học Pháp, Anh, Nga.

Truyền thống họ Phạm (Phạm tộc Thế Phổ) kể: Ông tổ là Tiến sĩ Phạm như Tăng theo Lê Thánh Tông Nam chinh, đến đời ông Phạm Văn Nga (bố Phạm Văn Đồng) là 14 đời, trong đó có 6 người đỗ đại khoa, TS Phó bảng, 22 cử nhân, hàng chục võ tướng theo vua Quang Trung chống giặc ngoại xâm.
 
Phạm Văn Đồng quan tâm tới văn nghệ sĩ, từ việc xem vở diễn và đọc tác phẩm đến những việc làm cảm động như:
  • Gửi rượu cho Nguyễn Tuấn
  • Gửi thuốc cho Tế Hanh
  • Viết thơ cho nhiều văn nghệ sĩ khi họ gặp khó khăn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư