Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dàn ý khổ 3 bài Ánh trăng

giàn í khổ 3 bài ánh trăng
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
413
0
2
Thiên sơn tuyết liên
21/01/2021 16:24:43
+5đ tặng
Khổ 3: Hoàn cảnh sống đổi thay khiến con người quên đi vầng trăng tình nghĩa.
 
-   Hai câu đầu: 
 
-   Tác giả đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người trong hiện tại với quá khứ: „Từ hồi về thành phố/ quen ánh điện cửa gương“. Cụm từ “về thành phố” như đã nói với người đọc thời bom đạn và hi sinh ác liệt đã qua đi. Chiến tranh không hẹn ngày kết thúc đã kết thúc. Người lính từ cánh rừng trở về thành phố với cuộc sống hòa bình.
 
-   “Ánh điện cửa gương” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi khép kín trong những căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên. Người lính xưa hòa hợp với thiên nhiên là thế mà giờ đây đã quen với cuộc sống được bao bọc bởi gương kính và lấp lánh ánh đèn. Điều đó chứng tỏ hoàn cảnh sống đã khác xưa.
 
-  Hai câu sau:
 
- Từ đó, nhà thơ diễn tả sự đổi thay trong tình cảm của con người: „vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường“. Vầng trăng xưa „tri kỉ“, „tình nghĩa” là vậy nhưng giờ đã trở thành ‘người dưng qua đường”. 
 
- Trăng ở đây được nhân hoá “đi” và so sánh “như người dưng qua đường” . “Người dưng” là người không có quan hệ họ hàng, không thân thiết, quen biết gì với người được nói đến. 
 
- Những biện pháp nghệ thuật này cho thấy chẳng còn ai nhớ, ai hay vầng trăng xưa. Nó trở nên hoàn toàn xa lạ bởi con người đã đổi thay trong tình cảm.Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ” nhưng con người hờ hững, thờ ơ, không còn nhận ra trăng đã từng là người bạn tri kỉ, tình nghĩa một thời. Phải chăng, ở nơi thành phố, con người quen với tiện nghi ánh điện cửa gương, nhịp sống hối hả, bó hẹp, không tiếp xúc với thiên nhiên, người ta chẳng mấy lúc cần và cũng ít khi chú ý đến vầng trăng? Vì thế, mỗi khi trăng đi qua, tác giả không còn nhận ra người bạn tình nghĩa năm xưa. 
 
- Câu thơ dửng dưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa  miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống.  Có lẽ nào sự biến đổi về kinh tế, về điều kiện sống tiện nghi lại kéo theo sự thay dạ đổi lòng?
 
- Ở khổ này, vẫn giọng thơ thầm thì như trò chuyện tâm tình, nhịp thơ chậm, chữ đầu không viết hoa, tác giả đã đã diễn tả dòng suy nghĩ miên man của mình về sự đổi thay đến tàn nhẫn của con người với quá khứ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
ulatr
21/01/2021 16:24:45

1. Mở Bài

- Trăng từ xưa đến nay đã trở thành đề tài có nhiều sức gợi trong thi ca.

- Bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy vẫn khơi gợi trong tâm hồn của mỗi độc giả những cảm xúc mới mẻ, sâu sắc và nhiều ý nghĩa.

2. Thân Bài

* Tác giả, tác phẩm:

- Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, ông là một nhà thơ chiến sĩ, đã từng tham gia phục vụ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sáng tác tiêu biểu là tập thơ Ánh trăng.

­- Ánh trăng được sáng tác ở thành phố Hồ Chí Minh, vào năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

* Phân tích:

- Khổ 3: Sự thay đổi của cuộc sống, khiến người ta quên đi kỷ niệm xưa cũ

+ Quen “ánh điện cửa gương”, cuộc sống xa hoa, phố thị tách biệt với thiên nhiên.

+ Ánh trăng trở thành người xa lạ, bị người lính vô tình quên mất

- Khổ bốn: Tình huống bất ngờ và cuộc hội ngộ với vầng trăng.  

+ Mất điện, là lý do bất ngờ dẫn đến cuộc hội ngộ đầy cảm xúc giữa nhà thơ và vầng trăng.

+ Kỷ niệm ùa về, vầng trăng tri kỷ sắt son, cánh đồng, sông, bể, những ngày chiến đấu gian khổ nhưng đầy ắp kỷ niệm không quên, điều ấy khiến nhà thơ xúc động trào nước mắt
.3. Kết Bài
 - Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ dẫu câu từ có vẻ đơn giản, mộc mạc nhưng lại hàm súc những ý nghĩa lớn, ấy là bài học về sự ghi nhớ những ân tình trong quá khứ, là lời khuyên, là tấm gương về lối sống nhân nghĩa, luôn trân quý, biết ơn những người, những cảnh vật xưa cũ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×