Thuyết minh về đền sòng thanh hóa.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thị xã Bỉm Sơn là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh đẹp và nổi tiếng. Với 9 di tích, thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia đó là các di tích Đền Sòng Sơn, Đền Chín Giếng, Đền Cây vải, Đình Làng Gạo, Đồi Ông Đùng, Động Cửa Buồng, Đường Thiên Lý, Nhà bia Ba Dội, Hồ Cánh Chim và hàng chục di tích khác được xếp hạng cấp tỉnh…
Đền Sòng Sơn được xây dựng vào đời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông, là nơi thờ Nữ Thần Vân Hương- Bà Chúa Liễu Hạnh hay Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tại đây có phối thờ các ông Hoàng và Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương. Khu đền nằm trên một khu đồi rộng cây xanh ngút ngàn, non nước hữu tình…cạnh quốc lộ 1A, cách Dốc Xây- điểm tiếp giáp của Thanh Hóa và Ninh Bình khoảng 3 km về phía Nam, thuộc địa bàn phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn.
Trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt quanh năm xanh trong, tương truyền đó là hồ cá thần, hàng năm vào dịp tháng giêng, tháng hai, xuất hiện một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo nhau bơi lội trong hồ, nhưng khi hết lễ hội thì đàn cá tự nhiên không thấy nữa. Nhân dân quanh vùng nói đó là các nàng tiên trên thượng giới hóa phép về hầu Tiên chúa Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Qua cây cầu hình vòng cung vượt con suối nhỏ đến khu đồi bên cạnh là khu đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo Vương uy nghi. Từ hồ cá thần có hai con suối nhỏ chảy lượn quanh khiến cho ngôi đền ngự trên một hòn đảo nhỏ bồng bềnh giữa mây trời non nước. Hai suối nước lượn quanh co uốn khúc về phía Đông hợp lưu cùng chín dòng nước phun lên từ lòng đất tạo thành chín giếng nước tự nhiên không bao giờ vơi cạn. Nhân dân dựng nên ngôi đền cạnh chín giếng đó và quen gọi là đền Chín Giếng để thờ Cô Chín- cũng là một tiên nữ được vua cha Ngọc Hoàng cho theo hầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Cổng đền Sòng Sơn
Đền Chín Giếng nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa đền Sòng Sơn cách đền Sòng Sơn khoảng 1 km về phía Đông. Sau khi vãn cảnh đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng theo con đường Thiên Lý dài gần 4 km quanh co uốn lượn qua bãi lau lách, hai bên đường sừng sững là dãy núi đá thâm nghiêm, vượt qua ba ngọn núi, du khách đến với nhà Bia Ba Dội, Động Cửa Buồng… Chính trên con đường Thiên Lý này đã ghi dấu ấn gắn với sự kiện lịch sử cách đây hơn hai trăm năm đại binh của nghĩa quân Tây Sơn đã dừng chân chỉnh quân lấy sức tại đây trước khi thần tốc hành quân tiến ra Bắc giải phóng Thăng Long một cách nhanh chóng. Đứng trên đỉnh đèo Ba Dội, du khách có thể ngắm nhìn hồ Cánh Chim rộng mênh mang, nước trong xanh nằm giữa 4 ngọn núi với một hệ động vật, thực vật phong phú và những cảnh quan thiên nhiên đẹp và thơ mộng. Trong quần thể di tích lịch sử thắng cảnh ở đây còn có đền Cây Vải, đình Làng Gạo, đồi Ông Đùng… đều là những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng.
Có thể nói hầu như quanh năm đền Sòng Sơn đón du khách về dâng hương, đặc biệt đông nhất là vào dịp lễ hội tháng hai âm lịch. Lễ hội Sòng Sơn – Chín Giếng đã được các cấp chính quyền từ tỉnh đến các phường, xã trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn và nhân dân trong vùng quan tâm và được tổ chức trang trọng hàng năm vào cuối tháng hai âm lịch. Lễ hội Sòng Sơn- Chín Giếng được tổ chức trọng thể và trang nghiêm với các nghi lễ rước Thánh Mẫu, nghi lễ cúng tế thu hút hàng ngàn người tham gia, phần hội cũng khá phong phú đa dạng và hấp dẫn với nhiều tiết mục văn nghệ, TDTT đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc và địa phương như biểu diễn văn nghệ hầu quan thánh, hát hầu văn do các bản hội của nhân dân trong vùng thể hiện, tổ chức thi đấu các môn thể thao truyền thống như chơi cờ tướng, kéo co, đu tiên, bịt mắt bắt dê… kéo dài nhiều ngày liền thu hút đông đảo nhân dân trong vùng về dự hội.
Để quần thể di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh quý giá này ngày càng hấp dẫn du khách , được sự quan tâm của Bộ VH-TT & DL và tỉnh Thanh Hóa, những năm gần đây thị xã Bỉm Sơn và nhân dân trong vùng đã quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích, tổ chức bảo vệ môi trường thiên nhiên, tạo cảnh quan trong sạch và đẹp. Bước đột phá mà thị xã Bỉm Sơn đã làm được đó là bên cạnh đầu tư tôn tạo, bảo tồn di tích, đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tích cực để quản lý, bảo vệ di tích và xây dựng nếp văn hóa lành mạnh trong các hoạt động văn hóa lễ hội tại các điểm di tích trên địa bàn. Những năm gần đây, bằng nguồn kinh phí thu được từ sự cung tiến, từ tấm lòng của du khách đến dâng hương, các điểm di tích đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo, bảo vệ, xây dựng các lầu Cô, lầu Cậu, lầu Vọng Ngư, đền Đức Ông, trồng thêm nhiều cây xanh bóng mát, xây dựng bồn hoa, đường đi lối lại gọn gàng, cảnh quan ngày càng đẹp và hấp dẫn du khách.
Có thể nói nét đẹp văn hóa tại quần thể di tích lịch sử, danh thắng đền Sòng Sơn- đền Chín Giếng, đèo Ba Dội…là nét văn hóa tâm linh của người Việt đang thực sự tạo sức hút mãnh liệt đối với du khách thập phương đến với Bỉm Sơn nói riêng và xứ Thanh nói chung.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |