Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh con hổ khi bị nhốt trong vườn thú trong bài Nhớ Rừng của Thế Lữ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhớ rừng của Thế Lữ ra đời năm 1934, đó là lúc mà đất nước ta vẫn chìm trong nỗi nhục của những kiếp nô lệ lầm than. Nỗi đau mất nước trong suốt một thời gian dài trở thành chủ đề nhớ tiếc căm hờn của biết bao thi sĩ. Cảm nhận sâu sắc nỗi niềm dân tộc ấy, Thế Lữ đã mượn lời con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú mà nói lên niềm tâm sự u uất, căm hờn và niềm khát khao tự do mãnh liệt của những kiếp nô lệ lầm than.
Bài thơ được tác giả ngắt thành năm đoạn trong đó đoạn một hợp với đoạn bốn, đoạn hai hợp với đoạn ba tạo thành một cặp ý đối lập nhau: cảnh vườn bách thú nhỏ hẹp và tù hãm với cảnh núi rừng hùng vĩ nơi con hổ ngự trị, tung hoành những "ngày xưa".
Bài thơ mở đầu đầy căm hờn nhưng cũng đầy bất lực của con hổ. Sự căm hờn ấy là kết quả của sự dồn nén lâu ngày trong chật chội và ngột ngạt. Nó bứt rứt, khó chịu và u uất vô cùng. Khổ thơ là sự chán ngán cái thực tại, chán ngán "lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ" dám "giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm". Cảnh tù đày "nhàn hạ" như một thứ đồ chơi thực sự đã trở thành một nỗi nhục nhã đối với chúa tể của rừng già. Khổ bốn tiếp tục mở ra "niềm uất hận" khi chúa sơn lâm hàng ngày phải chứng kiến những sự đổi thay tầm thường và giả dối. Đó là "những cảnh sửa sang" giả làm "bí hiểm" nhưng chỉ là sự bắt chước một cách vụng về cái chốn hoang vu và cao cả của sơn lâm.
Đối lập với cảnh ở vườn bách thú là cảnh chốn âm u và hùng tráng của rừng già được mở ra ở khổ hai, ba. Ở cái nơi sơn cùng thủy tận ấy, hổ dõng dạc, đường hoàng trong vai chúa sơn lâm. Đó là chốn hoang vu mà thảo hoa nhiều đến nỗi không ai nhớ hết tên và tuổi. Chốn thiên đường của chúa tể muôn loài chứa chan những kỷ niệm, những chiến tích oai hùng của cái thuở được tự do. Nhưng đau đớn thay với hổ, những chiến tích ấy giờ đây chỉ còn là chuyện của "ngày xưa". Chính vì thế mà cái ước muốn và niềm khao khát được tự do của chúa sơn lâm mới cuộn dâng trong những dòng thơ cuối. Đó là cái ước muốn được trở về với cái uy danh thực sự, trở về với cuộc sống tự do của rừng già.
Như vậy bài thơ chính là tâm trạng đầy bi kịch của chúa rừng khi bị sa cơ, bị thất thế, bị giam cầm. Bài thơ đặt trong hoàn cảnh lịch sử đất nước những năm 30 thì nỗi tủi nhục, cay đắng căm hờn của con hổ cũng đồng điệu với bi kịch của đồng bào ta trong cái cảnh gông xiềng của cuộc đời nô lệ.
Bài thơ là minh chứng cho một thực tế sáng tác khá phổ biến trong tầng lớp văn nghệ sĩ và cũng là một nét tâm trạng của tầng lớp tiểu tư sản ở nước ta lúc đó. Trí thức văn nghệ sĩ lãng mạn giàu lòng yêu nước nhưng sự o ép nhiều khi đến dã man của bọn thực dân đã làm cho cái tinh thần dân tộc của họ dù rất muốn được thể hiện nhưng cũng chỉ tìm cách nào đó mà phản kháng gián tiếp thôi. Nhớ rừng chọn lời con hổ để thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc là vì như vậy. Chọn lời con hổ, Thế Lữ ít phải dè dặt hơn trong nội dung cảm xúc. Bằng cách này tác giả có thể phô bày tất cả những "nhố nhăng" của hiện thực từ đó mà thể hiện sự phản kháng hiện thực và niềm khát khao mãnh liệt cuộc sống tự do của đồng bào ta.
Nhớ rừng có cách thể hiện nội dung cảm xúc giống với Thề non nước hay Muốn làm thằng Cuội. Nội dung tư tưởng của bài thơ được thể hiện gián tiếp mà sắc sảo. Hình tượng chúa sơn lâm với nỗi nhớ rừng, nỗi đau sa cơ, thất thế cũng chính là bi kịch của dân tộc, là tình yêu quê hương tha thiết và là khát vọng tự do.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |