Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về tình đồng chí của những người lính được nói đến trong đoạn 2 bài Đồng chí trong đó có sử dụng phép lặp và câu ghép

viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về tình đồng chí của những người lính được nói đến trong đoạn 2 bài ' đồng chí' trong đó có sử dụng phép lặp và câu ghép

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.473
7
7
Snwn
24/01/2021 16:31:30
+5đ tặng
Tình đồng chí giữa những người lính có những biểu hiện hết sức sâu sắc. Họ chia sẻ với nhau nỗi nhớ, đồng chí đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay/ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính".( Những người lính hiểu lòng nhau, thông cảm sâu sắc với nhau, họ cùng tâm tư, cùng nỗi nhớ): nhớ gốc đa, bến nước, sân đình, người thân yêu... Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính - "sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Hình ảnh chân thực từ cuộc sống bình dị, lời thơ mộc mạc dân giã, câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau. Họ cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, bệnh tật của cuộc đời quân ngũ. Bởi lẽ tình đồng chí đem lại cho họ tinh thần lạc quan vui vẻ tình thương nhau chân thành sâu sắc" Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!". Đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bjan trước khi nói về mình, chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”. Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình.
phép lặp: lặp từ "họ"
Câu ghép: (...)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
3
Nguyễn Minh Vũ
24/01/2021 17:10:38
+4đ tặng

Bài thơ "Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu là một trong những bài thơ đặc sắc viết về đề tài người lính trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và được viết vào đầu mùa xuân năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc. Bài thơ ca ngợi tình đồng chí cao cả và thiêng liêng của những người nông dân mặc áo lính, ra đi vì tiếng gọi tổ quốc. Về cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội, hai câu thơ đầu có giọng điệu tâm tình của một tình bạn thân thiết: "Quê hương anh nước mặn, đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". Đầu tiên, ta có thể thấy được những người lính đều có xuất thân từ những vùng quê nghèo khổ, là nơi "nước mặn, đồng chua", là xứ sở "đất cày lên sỏi đá". Nhà thơ Chính Hữu đã mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của những người lính cũng như làm cho lời thơ trở nên bình dị, chất thơ mộc mạc. Họ đều là những người nông dân đến từ những quê hương khác nhau, nay cùng đứng trong hàng ngũ quân đội vì tình yêu thương tổ quốc. Điều đó thật thiêng liêng và đáng quý biết bao! Năm câu thơ tiếp theo kể về sự chuyển biến từ"đôi người xa lạ" rồi "thành đôi tri kỉ", về sau trở thành "đồng chí". Chính nhờ cùng mục tiêu chiến đấu nên họ từ những người xa lạ mà gắn kết với nhau thành đồng chí chung một hàng ngũ quân đội. "Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau" tạo được ấn tượng về một cuộc gặp gỡ xúc động trong quân ngũ để rồi làm nên tình đồng chí đồng đội keo sơn ruột thịt. Từ đó, người đọc thấy được cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội dựa trên mục tiêu chiến đấu cùng bảo vệ tổ quốc, mà mang những người khác nhau đến bên nhau, trở thành đồng đội của nhau. *** Khởi ngữ: Về cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×