Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1. Tác giả định nghĩa về tư duy phản biện: Tư duy phản biện (Critical thinking) là khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin bạn tin vào hay những gì bạn đang làm.
Câu 2. Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn (3) của văn bản: thao tác bác bỏ.
Câu 3. Có thể trả lời: người thích tranh cãi hay chỉ trích người khác là người hiếu thắng, hay soi mói khuyết điểm của người khác để phê phán với thái độ thiếu thiện chí.
Câu 4. Có thể nhận xét về ý kiến của tác giả: “Tư duy phản biện là một phần cơ bản của sáng tạo bởi vì chúng ta cần tư duy phản biện để đánh giá và cải thiện các ý tưởng sáng tạo”: Đây là ý kiến đúng đắn, làm bật lên tầm quan trọng của tư duy phản biện trong sự sáng tạo của con người; khích lệ mỗi người hãy rèn luyện tư duy phản biện…
LÀM VĂN (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm)
Yêu cầu: Đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ); hình thức, nội dung của đoạn văn; HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành, móc xích; có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận: Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện ở mỗi người?
Sau đây là một số gợi ý:
*Các đoạn văn tham khảo:
Đoạn văn :
Rèn luyện tư duy phản biện thoạt nghe có vẻ phức tạp, nhưng trên thực tế, quá trình này lại diễn ra xoay quanh hai cách thức cơ bản mang tính cốt lõi. Đầu tiên, không ngừng tò mò, đi tìm lời giải đáp cho mọi vấn đề là bước khởi đầu cần thiết cho những ai muốn rèn luyện tư duy phản biện. Nếu khi xưa Einstein cũng tin vào giả thuyết của Newton về trọng lực như đông đảo dân chúng thời bấy giờ, có lẽ ngày nay chúng ta đã không biết đến học thuyết tương đối của ông – vốn là bước ngoặt trong cách con người nhìn nhận thiên nhiên và vũ trụ. Ngoài ra, tư duy phản biện tốt cũng cần được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu và biết lắng nghe người khác. Tư duy phản biện không phải là công cụ giúp ta chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, mà đó là một kĩ năng giúp ta biết cách đàm phán để dẫn đến mục tiêu cuối cùng là tìm được giải pháp cho các vấn đề. Thế nên ta cần học cách phân biệt khi nào ta đang bàn luận vì mục tiêu chung và khi nào ta đang tranh cãi vì cái tôi riêng. Lúc này, việc bình tĩnh lắng nghe ý kiến của đối phương và đặt bản thân vào vị trí của họ sẽ giúp ta hiểu hơn về những gì đối phương muốn truyền đạt, và từ đó đánh giá khách quan hơn về những lập luận của đối phương. Một khi đã nắm được hai nguyên tắc cốt lõi này thì việc rèn luyện tư duy phản biện sẽ trở nên thuận lợi với tất cả mọi người.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |