LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh. Em rút ra bài học gì cho bản thân trong học tập và cuộc sống?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
16.749
25
62
Nguyễn Trần Thành ...
05/02/2017 22:12:51
Trên con đường đó Bác đã xúc động, đã suy ngẫm thành thơ - trong đó có bài Đi đường:

Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

Nguyên tác:

Tẩu Lộ Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian

Dịch nghĩa:

Có đi mới biết đường đi khó. Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác. Lên đến đỉnh cao chót vót của rặng núi trùng điệp ấy. Ngoái nhìn lại, muôn dặm non sông đã thu cả vào tầm mắt.

(Nhật ký trong tù - Nhà xuất bản Văn học - 1990).

Mở đầu bài thơ là một phán đoán: Đi đường mới biết gian lao.

Một phán đoán luận lý có nội dung và hình thức rất gần với phán đoán hiện thực (chỉ thêm một chữ “mới”). Đó là một nhận thức, một nhận thức có tính khái quát rút ra từ thực tiễn, rất phù hợp với quy luật của nhận thức: “Thực tiễn - nhận thức - thực tiễn”. Câu thơ tiếp là hình ảnh miêu tả cụ thể khách quan về đường đi gian khó, cũng là sở cứ của câu thứ nhất: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. Con đường ấy là con đường chuyển lao nhưng cũng là con đường cách mạng, con đường sự nghiệp, con đường đời.

Một con người đã trải qua con đường cách mạng dài lâu như Bác vẫn nghiệm lại nhận thức của mình. Một ý thức chủ động lao vào thực tế... Nhận thức và thực tiễn, thực tiễn và nhận thức đã chuyển thành ý chí và hành động...

Nếu hai câu đầu là nhận thức về gian lao của đường đi thì hai câu sau lại là kết quả của quá trình trải qua gian lao đó: Núi cao lên đến tận cùng/ Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Đỉnh cao của đường đi cũng là đỉnh cao của gian lao chuyển hóa thành đỉnh cao của cảm xúc và nhận thức. Một hình ảnh thực (Núi cao tận cùng), kết quả thực của tri giác, chuyển hóa thành một thu hoạch của tâm hồn, trí tuệ (thu vào tầm mắt...), câu thơ là một kết luận triết học nhưng trước nhất vẫn là một cảm giác sảng khoái, cảm giác thực của con người khi lên tới đỉnh núi sau một chặng đường dài khó nhọc, được đứng lại nhìn cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp trải rộng dưới chân đến hút tầm mắt. Nhưng cảm giác đó mặc dù rất nhân bản vẫn không hẳn là đích của bài thơ. Đích của bài thơ là một bài học, một quy luật: Muốn có tầm cao về tâm hồn, trí tuệ phải chịu khó vượt qua nhiều gian lao thử thách. Gian lao càng nhiều, thử thách càng cao thì tâm hồn, trí tuệ càng được nâng cao, mở rộng. Đỉnh cao của gian khó chuyển thành đỉnh cao của tâm hồn, trí tuệ, cũng là đỉnh cao của hạnh phúc, hạnh phúc của “đại giác”. Gian khó được coi là cái giá của tầm cao tư tưởng và tâm hồn. Cao Bá Quát xưa cũng viết:

“Bất kiến ba đào tráng/ An tri vạn lý tâm”. (Nếu không thấy ba đào hùng tráng, Thì biết sao được tấm lòng muôn dặm).

Những tư tưởng lớn gặp nhau, nhưng Hồ Chí Minh nói giản dị hơn. Vương Chi Hoán, nhà thơ đời Đường xưa trong bài: Đăng quán tước lâu, cũng có câu: “Dục cùng thiên lý mục - Cánh thượng nhất tằng lâu”. (Muốn tầm mắt nhìn thấu ngàn dặm. Hãy lên cao thêm một tầng lầu). (Thơ Đường tập I - Nhà xuất bản Văn học năm 1987 - tr.111).

Nhưng kết quả thu nhận ở đây giành được có vẻ dễ dàng hơn vì đó là thu nhận, dẫu có tính triết học, cũng là của người ngoạn cảnh, còn trong bài Đi đường của Hồ Chí Minh, sự thu hoạch thuộc về người tự xác định mình là “chinh nhân” ở trên “chinh đồ” (Giải đi sớm, Nhật ký trong tù). Người đó là chiến sĩ nhưng cũng là thi sĩ nên đã trải trái tim mình trên suốt chặng đường đi. Người ấy cũng là triết nhân nhưng không hề tư biện, không minh hoạ tư tưởng có sẵn bằng hình ảnh sáo mòn mà suy ngẫm trong sự sống đầy cảm xúc của chính mình. Điều đó làm cho bài thơ triết lý vẫn rung động lòng người và tư tưởng của nó đã đi sâu vào tâm trí người đọc và ở lại đó như một điều tâm đắc, một điều chiêm nghiệm và từ đó trở thành phương châm sống, thành ý chí và hành động của con người. Và đó cũng là một bí quyết thành công, một đặc điểm thi pháp thơ triết lý, thơ suy tưởng của nhà thơ Hồ Chí Minh.

Nhưng gần đây có ý kiến khác về nội dung tư tưởng của bài Đi đường. Đó là ý kiến của ông Lê Xuân Đức được ông Trịnh Thanh Sơn tán thành. Trong bài Đọc “Nay ở trong thơ…” của Lê Xuân Đức đăng trên Văn nghệ số 35, 36 (27/8/2005), ông Trịnh Thanh Sơn có khen ý kiến có tính phát hiện của ông Lê Xuân Đức về bài Đi đường trong bài Giang sơn nhìn lại động lòng cố hương. Tôi đã đọc bài của Lê Xuân Đức khi còn đăng trên báo với nhan đề “Cần hiểu đúng bài Tẩu lộ - Đi đường của Bác Hồ”, nay đọc đoạn viết của Trịnh Thanh Sơn về bài đó dưới cái tên mới Giang sơn nhìn lại động lòng cố hương, tôi vẫn giữ ý kiến không đồng ý với cách hiểu mới của ông Lê Xuân Đức cũng như với ý kiến đồng tình của ông Trịnh Thanh Sơn.

Ông Lê Xuân Đức viết: “Vạn lý dư đồ là non sông muôn dặm”. Cụm từ “Cố miện gian” trong văn học cổ được dùng để chỉ mối tình Tổ quốc tha hương. Như vậy, câu thơ “Vạn lý dư đồ cố miện gian” có nghĩa là: “Quay đầu nhìn Tổ quốc thêm lưu luyến non sông muôn dặm”… Từ đó, ông Lê Xuân Đức xác định chủ đề bài thơ là “Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình thế nào, tình yêu Tổ quốc vẫn luôn thường trực trong tâm trí Bác. Chính vì Tổ quốc mà Bác đã vượt qua muôn trùng non nước, vượt qua muôn vàn gian lao nguy hiểm làm việc vì nước, vì dân”.

Để khẳng định thêm ý kiến của mình, ông Lê Xuân Đức còn dẫn ra một loạt câu thơ nói lên nỗi nhớ Tổ quốc của Bác trong Thu dạ, Tức cảnh, Tân xuất ngục học đăng sơn…

Trước nhất, ta hoan nghênh ý thức và công sức suy nghĩ tìm tòi để hiểu thơ Bác của ông Lê Xuân Đức. Đối với tác phẩm văn học, do tính đa nghĩa của ngôn ngữ hình tượng và do quy luật tiếp nhận văn học, việc có những cách hiểu khác nhau, cách hiểu mới về một hình tượng, một câu thơ, một tác phẩm văn học xưa nay là chuyện thường tình. Song tôi thấy cách hiểu của ông Lê Xuân Đức đối với 2 câu thơ của Bác trong Tẩu lộkhông đúng, từ đó dẫn đến cách hiểu cả bài thơ cũng không đúng, vì những lý do sau đây:

- “Dư đồ” không có nghĩa là giang san Tổ quốc mà chỉ có nghĩa là: “Địa đồ (carte géographique) (Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh trang 223).

- Cụm từ “Cố miện gian” không có nghĩa là “giang sơn Tổ quốc” mà chỉ có nghĩa là "trong khoảng giữa cái nhìn ngoái lại". Ông Lê Xuân Đức đã nhầm, cụm từ “cố miện sơn hà” (ngó liếc núi sông) thì mới nói lên niềm trìu mến nước cũ (cũng theo Đào Duy Anh, từ điển Hán Việt trang 111).

- Bác Hồ viết bài thơ Tẩu lộ trên đường giải đến Thiên Bảo tức là khi đã ở sâu trong nội địa Trung Quốc cách biên giới Trung Việt đến hơn 100 km thì làm thế nào có thể thấy “giang sơn Tổ quốc” ở giữa khoảng nhìn lại của mình.

- Nếu hiểu 2 câu thơ trên là nhớ nước thì làm cho lôgíc hình tượng của bài thơ bị phá vỡ, tư tưởng triết lý của bài thơ bị giảm mất tính nhất quán, tính hệ thống đã được lĩnh hội trong cách hiểu xưa nay mà ông Lê Xuân Đức đã nhắc lại ở phần đầu đầu bài viết của ông: “Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao nhất, đỉnh cùng thì thu được muôn trùng non nước vào tầm mắt… Mục tiêu là thu lại non sông vào trong tầm mắt nhưng phải trải qua hết chặng đường gian khổ này đến chặng đường gian khổ khác” (đã thể hiện một phần trong 2 câu đầu của bài thơ: Đi đường mới biết gian lao, núi cao rồi lại núi trập trùng) chỉ có điều ông hiểu nhầm non + nước thành Đất nước, Tổ quốc, làm cho ý của câu 1+2 và ý câu 3+4, rồi ý câu 3 và ý câu 4 không ăn nhập với nhau phá vỡ lôgíc của tứ.

- Việc ông Lê Xuân Đức dẫn thêm 3-4 bài thơ (Thu dạ, Tức cảnh, Mới ra tù tập leo núi…) chỉ chứng minh tình yêu Tổ quốc là một chủ đề lớn trong thơ Bác - điều mà ai cũng biết - chứ không chứng minh được gì cho luận điểm của ông là bài thơ Tẩu lộ có chủ đề tình yêu giang sơn Tổ quốc (Trong bài Mới ra tù tập leo núi, Bác cũng chỉ “trông lại trời Nam” chứ không phải đã thấy “Việt Nam dư đồ” hiện ra trước tầm mắt).

Đưa ra một ý kiến mới, một cách hiểu mới và một câu thơ, bài thơ, một tác phẩm đã được mọi người hiểu theo một cách gần như thống nhất, đó là điều cần chú ý, cần xem xét nhưng tất nhiên cách hiểu mới đó phải có lý. Trong trường hợp này, theo tôi, cần hiểu hai câu thơ cuối của bài Tẩu lộcũng như chủ đề của bài thơ như bây lâu nay mọi người vẫn hiểu. Điều này cũng đã thể hiện trong ngôn ngữ thơ dịch của Nam Trân:

Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

Còn dịch như ông Trần Đắc Thọ trong 2 câu cuối của bài thơ mà ông Lê Xuân Đức đã dẫn là một cảm nhận không đúng nguyên tác dẫn đến cách hiểu sai nguyên tác:

Đèo cao lên tới vừa xong
Giang sơn nhìn lại, động lòng cố hương

Theo giáo sư Lê Trí Viễn, lúc đầu dịch Nhật ký trong tù, cũng có người dịch 2 câu cuối ấy như sau:

Vượt núi trèo non lên chót vót
Trông về muôn dặm nước non nhà (hoặc nước non xa)

Nhưng tập thể ban dịch đã bác bỏ bản dịch này vì không đúng tinh thần nguyên tác và sau đó đã chọn bản dịch của Nam Trân, rất đúng rất hay như ta đã biết (Hồ Chí Minh - Tác gia, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. NXB Giáo dục 1997 trang 349).

Về một tác phẩm văn học có thể có những cách hiểu khác nhau nhưng không phải cách nào cũng gần với chân lý như nhau. Có những ý mới, những phát hiện mới, đó là điều đáng khuyến khích, song không phải ý kiến mới bao giờ cũng đúng. Và điều này cũng là điều bình thường trong nghiên cứu văn học.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
35
17
Phạm Linh
27/03/2019 13:26:36
Con đường luôn đầy những chông gai và thử thách
ta cần vượt qua những thử thách ấy thì mới có thể vươn đến thành công

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư