a. Luật bằng trắc.
Luật bằng, trắc trong thơ lục bát rất dễ nhận biết. Các câu chẵn 2, 4, 6, 8 được quy định như sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
Câu lục
B
TY
B
Câu bát
B
Tì-
B
B
– Các chữ số lẻ (1, 3, 5): có thể trắc và bằng đều được.
– Chữ thứ 7 câu bát: phần lớn là trắc
– Chữ thứ 6 và thứ 8 câu bát đều bằng nhưng có sự phân biệt như sau:
+ Chữ thứ 6 là bằng (không dấu huyền) thì chữ 8 phải là bằng (có dấu huyền).
+ Chứ thứ 6 là bằng (có dấu huyền) thì chữ thứ 8 phải là bằng (không có dấu huyền).
Ví dụ:
Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
(Truyện Kiều)
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
(Truyện Kiều)
Trường hợp ngoại lệ: Khi câu lục được tạo thành hai vế tiểu đối (3/3) thì chữ thứ hai chuyển thành trắc:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phán vẹn mười.
hoặc:
Đỗ tế nhuyễn, của riêng tây,
Sạch sành sanh vét cho dầy túi tham.
(Truyện Kiều)
b. Vần thơ
Thơ lục bát vừa có vần chân vừa có vần lưng, tất cả đều là vần bằng. Cách gieo vần như sau:
– Chữ thứ 6 câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát;
– Clìữ thứ 8 cầu bát vần với chữ thứ 6 câu lục;
– Cứ vận động luân chuyển như thế cho đến hết bài.
Ví dụ:
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Truyện Kiều)
– Trường hợp ngoại lệ: Chữ thứ 6 câu lục bắt đầu vần với chữ thử 4 câu bát.
– Ví dụ:
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào, ông hãy sáo măng.
(Ca dao)
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
(Ca dao)
c. Nhịp thơ
Nhịp thơ lục bát chủ yếu là nhịp chẵn: 2/2/2; 2/2/2/2; hoặc 4/4. Trường hợp đặc biệt mới có nhịp lẻ. Lúc đọc thơ lục bát cần chú ý thể hiện cho đúng để biểu cảm.
Tóm lại, trên đây là một vài điều cơ bản về thi pháp thơ lục bát cần biết để học và làm thơ lục bát.