LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của bạn về đoạn 4 bài Ông Đồ

cảm nhận của bạn về đoạn 4 bài ông đồ 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
602
2
1
+5đ tặng

Tác giả Vũ Đình Liên không chỉ biết đến là một nhà giáo, ông còn là nhà phê bình văn học và dịch thuật, là một nhà thơ đóng góp cho nền văn học nước nhà. Tuy ông sáng tác không nhiều nhưng những sáng tác lại mang niềm hoài cô về lũy tre, thành cổ và những người “muôn năm cũ”. Trong đó bài thơ “Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu của ông, trong khổ thơ thứ 4 đã cho thấy nét đẹp truyền thống đang dần bị lãng quên.

Đối với dân tộc Việt Nam ta, ngày Tết rất quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa to lớn, những ngày Tết trong mỗi gia đình không thể thiếu những món ăn cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc, chỉ cần nhắc đến nó là chúng ta đã cảm nhận được không khí Tết đang cận kề. Đã có câu thơ nói về những món đồ đặc trưng không thể thiếu của ngày Tết như sau:

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh Chưng xanh”

Câu đối đỏ chính là thứ mà dường như con người ta sẽ tìm kiếm trước tiên, mỗi gia đình sẽ không để thiếu. Câu đối đỏ là một thú chơi tao nhã của người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Hà thành, đó gần giống như một lối chơi chữ thư pháp. Câu đối đỏ thường gắn với hình ảnh ông đồ già, ông ngồi bên hè các con phố đông đúc, đặt ở dưới là những khổ giấy tròn, ngang, dọc, hình thoi,… đủ loại, bên cạnh là nghiên mực và chiếc bút lông. Đó là một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng trong ngày Tết. Nếu như trước đây hình ảnh ông đồ xuất hiện như một đặc trưng không thể thiếu trong những khổ thơ đầu thì tới khổ thơ thứ 4 này, khung cảnh ấy vẫn còn nhưng đó không còn là đặc trưng nữa mà mang sự thê lương sầu não

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Heulwen Won
26/01/2021 22:02:10
+4đ tặng

thời kỳ hoàng kim đó của ông chỉ thoáng qua như một ảo ảnh, theo dòng hồi tưởng của nhà thơ, một hiện thực đau lòng đã xảy ra:

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm!
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài giời mưa bụi bay.

Góc nhìn thứ hai, ông đồ - người sinh bất phùng thời, lúc hết duyên.

Hai khổ ba, bốn với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa:

Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dựng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muôn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước: nên đã trở thành người sinh bất phùng thời.

Xót xa thay, nét chữ như phượng múa, rồng bay ngày trước, giờ ngậm ngùi vì bị chôn vùi trong lãng quên nên:

Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.

Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ.

Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc.

Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Người buồn, cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn:

Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài trời mưa bụi bay.

Lá vàng rơi không nghe tiếng, mưa bụi bay không ướt áo ai, mà nghe như có từng thu chết, từng thu chết cuốn ra đi theo hình bóng một lớp người.

Quá khứ vàng son của ông đồ nay đâu còn nữa. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lậc bước giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hóa.

Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tụy đáng thương của một thời tàn.

2
1
Nguyễn Anh Minh
26/01/2021 22:02:19
+3đ tặng
Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kể đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả đang vui như những năm ông đồ "đắt khách" nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động của ông đồ rồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với bốn câu thơ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này tới đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên.
5
1
Nguyễn Minh Thạch
26/01/2021 22:02:50
+2đ tặng

Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu...

"Năm nay dào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.

Bài thơ "Ông đồ" chứa chan tinh thần nhân đạo. "Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời" (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả "Thi nhân Việt Nam" dã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác "Ông đồ".

Thuy Dung
tr oiii dù là đoạn 5 nhma tuiii vẫn cần :3
0
1
+1đ tặng
Người thuê viết mỗi ngày mỗi vắng, khiến cho tâm trạng ông đồ rất buồn. Vậy mà: 'năm nay đào lại nở, ko thấy ông đồ xưa': ông đồ đã ko còn xuất hiện nx nhuwng vẫn còn những nổi niềm hoài niệm về thời xa xưa, đau xót trc sự suy tàn của nên nho học và đó cx là nổi niềm của tác giả. những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây h: đã chẳng còn lại ông đồ, mà hồn của ông cx ko còn đó, chỉ để lại cho những người như tác giả, những người viết chữ ngày tết nỗi niềm thg nhớ. Nhưng trong tâm hồn mỗi người VN vẫn còn lại những phong tục cổ truyền, chúng đã ngấm sâu vào máu thịt của nhân dân ta. Vì vậy cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư