Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài thuyết trình về bức tranh dưới đây

Viết bài thuyết trình về bức tranh dưới đây
Tặng 100 xu

2 trả lời
Hỏi chi tiết
6.050
5
3
nminnhhh
27/01/2021 11:12:30
+5đ tặng

Kính thưa quý thầy cô và các bạn, Tết Nguyên Đán là thời gian mà mọi ngời mong muốn nhất sau một năm làm việc, học tập vất vả. Ngày tết đến chúng ta sẽ được thư giãn và thăm hỏi nhau. Đây cũng chính là kỳ nghỉ dài ngày thú vị nhất để khởi đầu năm mới. Vậy, Tết Nguyên Đán là gì?
Ngày tết cổ truyền còn gọi là tết nguyên đán của Việt Nam. Theo ý nghĩa Hán Việt thì Nguyên Đán chính là “ một buổi sáng sớm hay năm mới đến”
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa của Tết Nguyên Đán. Bạn đã trải qua có bao nhiêu mùa tết và có bao nhiêu bạn biết về nó? Xin mời hãy đến với bài thuyết trình của chúng tôi nhé.

1. Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán?

Ngày tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đất nước trung Quốc, thời Tam Hoàng. Ngày tết Nguyên Đán thường được diễn ra vào tháng Giêng mỗi năm.

2. Những hoạt động thường diễn ra trước và trong những ngày tết Nguyên Đán

– Vào khoảng trước hai tuần diễn ra ngày tết Nguyên Đán thì mọi người đã chuẩn bị các hoạt động để đón Tết như mua sắm, dọn dẹp nhà cửa, trang trí. Thông thường họ sẽ tổ chức sơn tường bằng màu mới, bỏ bớt những vật dụng không cần thiết. Khi đến những khu chợ thì sẽ thấy các hoạt động mua bán bánh kẹo mứt các loại và các thực phẩm cần thiết cho các ngày tết.
– Mọi người sẽ tìm kiếm các loại hoa đẹp để trưng bày trong nhà vào dịp tết như cúc, lan, thược dược… Chúng ta cũng đã biết, loài hoa đặc trưng cho miền Nam đó chính là hoa mai vàng, miền Bắc là hoa đào màu hồng. Hai loài hoa này không thể thiếu trong ngày tết Nguyên Đán của người Việt Nam.
– Một điều cũng vô cùng quan trọng đó chính là mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả luôn luôn có trên bàn thờ để mong cầu cho một năm mới an bình và đạt được những điều mình muốn. Đay cũng chính là phong tục khác nhau giữa hai miền Nam Bắc. Tại miền Nam, mâm quả gồm có những loại trái sau đây: sung, dừa, đu đủ, mãng cầu, xoài. Còn miền Bắc thì có bưởi, chuối, hồng, quýt, ớt… Lũ con nít thì í ới mong mẹ mua cho mình bộ quần áo mới, nhà có thật nhiều bánh kẹo để ăn cho thoả thích…
– Ngày tết Nguyên Đán còn diễn ra với các phong tục tập quán mà người Việt Nam vẫn duy trì từ thế hệ này sang thế hệ kia. Vào ngày ông Táo về trời, người ta thường đi mua một con cá chép thật to, thả ra sông nước để cúng tiễn đưa ông bà Táo đi chầu Ngọc Hoàng. Đêm giao thừa, mỗi gia đình thì có các tục lệ khác nhau như: gia đình quây quần bên nhau để chúc Tết và lì xì cho con cháu, có người thì đi hái lộc xin xăm đầu năm. Tục lệ xông đất trong đêm giao thừa cũng còn được duy trì cho đến bây giờ. Người được xông đất phải đáp ứng được yêu cầu của gia chủ như hợp tuổi, nhanh nhạy… để đem lại may mắn, thuận lợi cho cả năm.
– Vào sáng mùng một Tết, người lớn cũng với con trẻ dẫn nhau đi chúc tết ông bà, cha mẹ. Sau khi chúc Tết thì bọn trẻ sẽ được nhận những phong bì lì xì màu đỏ cùng với những lời chúc tốt đẹp từ người lớn. Vào ngày đầu năm, có những người còn đi chùa để cầu bình an và may mắn sẽ đến với bản thân và gia đình trong năm mới.

3. Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán

Khi nói đến ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán thì nó vô cùng đặc biệt đối với người Việt Nam. Dịp Tết là dịp tất cả các thành viên trong gia đình đoàn tụ vui vẻ hạnh phúc bên nhau. Khi năm cũ qua đi, năm mới bước về cũng chính là lúc mọi sự khởi đầu sẽ đến với mỗi người. Tết là dịp giúp cho con gười gần gũi, yêu thương nhau hơn… Vì thế, ai cũng mong Tết đến đó là điều tất nhiên.

Không chỉ riêng Việt Nam có ngày tết cổ truyền mà các nước trên thế giới cũng đều có. Để luu giữ nét văn hoá dân tộc đặc sắc này thì mỗi con người nên ý thức việc vui chơi một cách đúng mực, không nên cờ bạc rượu chè nhằm lợi dụng dịp Tết để chuộc lợi cá nhân không chính đáng. Hãy để ngày Tết Nguyên Đán luôn ở một vị trí quan trọng để đánh dấu thời khắc thiêng liêng chuyển giao của thiên nhiên.

Phần thuyết trình về Tết Nguyên Đán của chúng tôi đã kết thúc. Nhân dịp năm cũ sắp qua, năm mới lại đến, chúng tôi xin chúc ban giám khảo và các đội bạn một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khỏe. Xin chào và hẹn gặp lại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
5
Nguyễn Nguyễn
27/01/2021 11:14:10
+4đ tặng

Mỗi khi Tết đến xuân về trong lòng mỗi người đều nô nức đón xuân. Tất cả mọi người đều chuẩn bị sắm tết để có một cái tết ấm cúng. Bàn thờ tổ tiên trong những ngày này cũng phải chuẩn bị rất nhiều thứ đặc trưng của ngày tết nào là bánh mứt nào là mâm ngũ quả. Dù vậy những chiếc bánh chưng xanh cũng không thể thiếu được trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết được. Với những ý nghĩa và nét đẹp riêng của mình chiếc bánh chưng từ bao đời đã trở thành một thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình mỗi khi Tết đến.

Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao chiếc bánh trưng lại mang không thể thiếu được trong ngày Tết bằng cách tìm hiểu nguồn gốc của nó Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho". Các con trai đua nhau kiếm của ngon vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần đến bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội, dân gian bắt chước làm bánh chưng, bánh dầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dày hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng. Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dầy dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê… Thịt lợn mềm thơm được ướp gia vị đậm đà, nhân đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc trưng của các món ăn Việt Nam. Độc đáo hơn nữa, khi nấu bánh chưng, người Việt dành trọn một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa sôi âm ỉ, như thế bánh mới rền, mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không Tuy gọi là luộc song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu. Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.

Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Với những ý nghĩa quan trọng và đặc trưng của mình chiếc bánh chưng mãi mãi là một món ăn không thể thiếu được của mỗi gia đình mỗi khi tết đến xuân về.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Tổng hợp Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư