Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cho câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Lập dàn ý cho câu " ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

3 trả lời
Hỏi chi tiết
972
1
3
rastar
29/01/2021 21:34:15
+5đ tặng

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại của văn học Việt Nam. Hơn hết, ẩn chứa trong mỗi câu ca dao còn là những bài học quý giá mà cha ông ta để lại cho dân tộc. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

B. Thân bài

1. Giải thích

- Câu tục ngữ khuyên ta điều gì?

+ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đem đến cho ta một bài học quý giá đó là hãy biết ơn những người đã có công lao to lớn trong việc sinh thành, nuôi nấng, đem trái ngọt nuôi ta trưởng thành.

2. Chứng minh

- Thực tế trong cuộc sống hiện nay chúng ta đã và đang thực hiện tốt lời răn dạy của cha ông. Như nhà nước đã lấy ngày 27/7 để tưởng nhớ công lao của những vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống cho nền hòa bình, độc lập của Tổ quốc. Bên cạnh đó, ta còn lấy ngày 20/11 để bày tỏ lòng cảm kích, biết ơn đến những người thầy, cô giáo đã cho ta nét chữ, cho ta những bài học hay, dìu dắt ta nên người.

3. Bình luận

- Thật vậy, lòng biết ơn chính là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất của con người. Nếu không có lòng nhớ ơn, ta sẽ bị mọi người khinh thường và ghét bỏ.

- Hơn hết, có lòng biết ơn ta sẽ trở thành người tốt, được mọi người quý mến và được xã hội ngợi ca.

- Ngày nay, cạnh bên những người tưởng nhớ cha mẹ, người thân,... vẫn còn những kẻ nhục mạ, chà đạp lên tình thương bao la vô bờ bến của bố mẹ. Bên cạnh đó, còn có những người không ngừng bêu xấu Tổ quốc. Thật là đáng xấu hổ và bị xã hội chỉ trích, trừng trị thích đáng.

4. Liên hệ bản thân

- Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em đã và đang thực hiện lời răn dạy của cha ông ta. Bởi em hiểu được rằng lòng biết ơn là giá trị cốt lõi, là nền tảng của mỗi con người. Hơn hết, em còn ra sức tuyên truyền giá trị của lòng nhớ ơn cho mọi người dân để từ đó khơi gợi tinh thần yêu nước, lòng vị tha, biết ơn, nâng cao giá trị nhận thức của họ. 

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm quý giá của chúng ta. Nó như là ánh sáng soi cho ta đi đúng hướng. Chính vì vậy, mỗi chúng ta hãy thực hiện và luôn ghi nhớ lời răn dạy của ông cha ta. Hãy luôn gìn giữ và phát huy nó qua từng thế hệ. Đừng để nó bị đánh mất, bị năm tháng cuốn đi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
4
toán IQ
29/01/2021 21:35:06
+4đ tặng

. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn

Ví dụ:

Việt Nam ta có một kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú và quý giá. Những câu tục ngữ, ca dao tuy ngắn gọn nhưng hàm ý một ý nghĩa vô cùng sâu sắc và đáng học hỏi. Một trong những câu tục ngữ đó, có câu tục ngữ khuyên chúng ta về lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ ta là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn”.

II. Thân bài: chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn

1. Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn

  • Nghĩa đen: khi ăn khoai phải nhớ đến kẻ mà trồng khoai cho ta ăn, còn khi uống nước thì nhớ đến nơi mà có nguồn nước, sản sinh ra ra nguồn nước.
  • Nghĩa bóng: nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

2. Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn:

- Thời xưa:

  • Người ta thường tổ chức cúng kiếng để cảm ơn rời đất
  • Mỗi vụ mùa đều cúng thần linh
  • Thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ

- Thời nay:

  • Các ngày lễ lớn như: thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc,….
  • Tinh thần ghi nhớ công ơn về các anh hùng liệt sĩ ngã xuống vì dân tộc, các cuộc đền ơn đáp nghĩa,….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn

Ví dụ:

Đây là một câu tục ngữ khuyên chúng ta về lòng biết ơn và nhớ ơn đến những người đã giúp đỡ ta.

3
2
Thanh Bình
29/01/2021 21:36:08
+3đ tặng

1. Mở Bài

Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân Bài

- Giải thích câu tục ngữ:

Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

- Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7
- Liên hệ bản thân

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo