Đông Nam Á
I. TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.
- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2.
- Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.
2. Đặc điểm tự nhiên
a) Đông Nam Á lục địa
- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam, xen giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Khoáng sản nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc…
b) Đông Nam Á biển đảo
- Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.
- Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.
- Khoáng sản nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng...
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
a) Thuận lợi
- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
- Phát triển kinh tế biển (trừ Lào).
- Nhiều khoáng sản, thuận lợi phát triển công nghiệp.
- Nhiều rừng, tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp.
- Phát triển du lịch.
b) Khó khăn
- Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt…
- Suy giảm rừng, xói mòn đất…
c) Biện pháp
- Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Phòng chống, khắc phục thiên tai.
II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
- Dân số đông, mật độ cao.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm.
- Dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao → Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế → Ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.
2. Xã hội
- Các quốc gia có nhiều dân tộc
- Một số dân tộc phân bố rộng → ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
III. CƠ CẤU KINH TẾ
- Có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP.
- Nguyên nhân: do phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ.
IV. CÔNG NGHIỆP
- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu → nhằm tích lũy vốn, công nghệ và phát triển thị trường.
- Các ngành phát triển mạnh:
+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử…
+ Khai thác khoáng sản kim loại, dầu khí, than…
+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm… phục vụ xuất khẩu.
V. DỊCH VỤ
- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.
- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.
- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.
→ Phục vụ đời sống, nhu cầu phát triển trong nước và thu hút các nhà đầu tư.
VI. NÔNG NGHIỆP
Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.
1. Trồng lúa nước
- Cây lương thực truyền thống và quan trọng.
- Sản lượng không ngừng tăng.
- Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.
2. Trồng cây công nghiệp
- Có cao su, cà phê, hồ tiêu… chủ yếu để xuất khẩu.
3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản
- Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính: trâu, bò, lợn, gia cầm.
- Ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển.