Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn 10 đến 12 câu phân tích 4 câu cuối bài thơ Khi con tu hú?

viết đoạn văn 10 đến 12 câu phân tích 4 câu cuối bài thơ khi con tu hú 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
339
5
4
ulatr
04/02/2021 15:26:36
+5đ tặng
Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình.
Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,... càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuôì bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
Ann
04/02/2021 15:27:48
+4đ tặng
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ơi
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Nếu 6 câu đầu là bức tranh mùa hè trong tâm tưởng được sáng tác trong tù, cảnh đẹp đó đang say đắm lòng người, làm náo nức trái tim yêu đời, yêu cuộc sống, yêu tự do của người tù cách mạng. Đó là sản phẩm của trí tưởng tượng,của những cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống, khao khát tự do. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước với tâm hồn trẻ trung, phóng khoáng của nhà thơ - người chiến sĩ trẻ.Nhân vật trữ tình trở lại với thực tại. Đó chính là nỗi đau khổ, tâm trạng ngột ngạt uất ức vì bị giam cầm trong bốn bức tường u tối. Nhịp thơ thay đổi bất thường 6/2(câu 8), 3/3(câu 9), kết hợp với nhiều động từ mạnh: đạp tan phòng, chết uất thôi và nhiều từ cảm thán. Tất cả làm nổi bật được nỗi đau khổ đến tận cùng đồng thời qua đó cảm nhận đươc khát vọng muốn thoát khỏi cảnh tù đày u ám để trở về với cuộc sống tự do của người chiến sĩ cách mạng. Cho ta thấy cuộc vượt ngục bằng tinh thần của người chiến sĩ cộng sản thật mạnh mẽ. Đó là cuộc vượt ngục bằng tấm lòng nhiệt tình cách mạng, sống có lí tưởng đẹp đẽ với một tinh thần bất khuất không cam chịu. Đó là cuộc vượt ngục từ bóng tối ra ánh sáng. Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao. Cái tôi cá nhân hoà vào cái ta của dân tộc.
2
5
rastar
04/02/2021 15:28:14
+3đ tặng
Nhắc đến bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu là ta ko thể ko nhắc đến tâm trạng uất ức, ngột ngạt của ng tù: "Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! Giọng thơ dồn dập, gợi cảm giác bực bội ko nén đc. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng những động từ mạnh như: dậy, đạp, ngột, chết uất. Cả đoạn thơ đã diễn tả thành công nỗi đau khổ, uất ức đến tột cùng, cảm giác của ng tù. Từ đó giúp ng đọc cảm nhận đc khát vọng muốn tháo cũi, sổ lồng, thoát khỏi cảnh ngục tù, về với cuộc sống tự do cùng a e đồng chí. Tiếng tu hú mở đầu và kết thúc có tác dụng: kết cấu đầu cuối tương ứng, nhằm nhấn mạnh âm thanh đặc biệt này. Âm thanh lúc đầu gợi cảnh tượng tưng bừng lúc vào hè. Tiếng tu hú ở cuối câu càng nhấn mạnh nỗi đau khổ, bực bội, uất ức và khát vọng trở về cuộc sống tự do. Tóm lại, bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao cháy bỏng của ng chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư