Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Hai câu thơ đầu tiên, cảnh đêm hiện lên thật đẹp, lãng mạn. Ánh trăng như dát vàng, dát bạc lên những con sông, như bao trùm khắp không gian bạt ngàn hoang vu. Vị chúa sơn lâm hiện lên như chàng thi sĩ đang say mình, đắm mình trong cảnh thiên nhiên thơ mộng. Hổ uống nước mà như uống ánh trăng tan... Sang hai câu thơ tiếp theo, hiện lên trước mắt ta là cảnh tượng mưa ào ào xối xả trút xuống cánh rừng. Cơn mưa như gột rửa lớp bụi trần, trả lại sự bóng mượt cho cây, trả lại sức sống căng tràn, màu xanh mơn mởn cho hoa, cho lá. Hổ hiện lên như một nhà hiền triết lặng ngắm giang sơn đổi mới. Đọc hai câu thơ tiếp theo, ta hình dung ra cảnh bình minh thật đẹp, thật tuyệt với. Bình minh lên, nắng mai chiếu rọi xuống trần gian, cây cối căng tràn sức sống. Trước khi chìm vào giấc ngủ ngon say, hổ được thưởng thức tiếng chim ca-tiếng ru êm ái của núi rừng. Hổ ta quả là bậc đế vương uy nghi lẫm liệt giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi. Đọc ba câu thơ nữa, ta như lạc vào một buổi hoàng hôn giữa rừng núi. Chiều tàn, mặt trời đỏ rực như quả cầu lửa từ từ lặn xuống, nhường chỗ cho màn đêm. Trong khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm, hổ bộc lộ sức mạnh phi thường, ghê gớm, dũng mãnh, xoay trời chuyển đất, tha hồ vùng vẫy oanh tạc giữa không gian bao la. Hổ hiện lên như vị mãnh chúa quyền lực, đợi chết mảnh mặt trời gay gắt... Ấy thế nhưng câu thơ cuối cùng như một nốt lặng, là một câu hỏi không ai trả lời, là sự nuối tiếc một thời quá khứ vàng son huy hoàng nay trôi về dĩ vãng...? Bằng ngòi bút miêu tả sống động, nhà thơ Thế Lữ đã phác họa nên một bức tranh huy hoàng lẫm liệt về một thời quá khứ vàng son đã qua của hổ.
-Phép nối : gạch chân
-Câu ghép: In đậm