Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tóm tắt cuộc đời, sự nghiêp sáng tác và các tác phẩm nổi tiếng (giai đoạn từ năm 1954-1975) của các họa sĩ sau

Tóm tắt cuộc đời, sự nghiêp sáng tác và các tác phẩm nổi tiếng(giai đoạn từ năm 1954-1975) của các họa sĩ
1.Họa sĩ Bùi Xuân Phái
2.Họa sĩ Nguyễn Sáng
3.Họa sĩ Trần Văn Cẩn

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.011
2
1
Phonggg
04/02/2021 21:24:26
+5đ tặng

Bùi Xuân Phái (1 tháng 9 năm 1920 - 24 tháng 6 năm 1988) là một danh họa của Việt Nam ngang tầm thế giới, đặc biệt nổi tiếng với các tác phẩm vẽ về Phố cổ Hà Nội (Phố Phái).[1].
Quê gốc của Bùi Xuân Phái là ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941–1945.
Bùi Xuân Phái tham gia kháng chiến, tham dự triển lãm nhiều nơi. Năm 1952 ông về Hà Nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất.
Năm 1956-1957 ông giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội. Năm đó Bùi Xuân Phái tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm, phải đi học tập lao động trong một xưởng mộc tại Nam Định và ban giám hiệu nhà trường đã đề nghị ông phải viết đơn xin thôi không giảng dạy tại trường Mỹ thuật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Thiên sơn tuyết liên
04/02/2021 21:24:26
+4đ tặng
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Quê gốc của Bùi Xuân Phái là ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941–1945.

Bùi Xuân Phái tham gia kháng chiến, tham dự triển lãm nhiều nơi. Năm 1952 ông về Hà Nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất.

Năm 1956-1957 ông giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội. Năm đó Bùi Xuân Phái tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm, phải đi học tập lao động trong một xưởng mộc tại Nam Định và ban giám hiệu nhà trường đã đề nghị ông phải viết đơn xin thôi không giảng dạy tại trường Mỹ thuật.

Sự nghiệp hội họa[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Nội 1946

Phân xưởng nhuộm, Bột màu, 1985

Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên - những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu,[2] đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái.[3]

Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của ông, người xem nhận thấy họa sĩ đã gửi gắm những kỉ niệm, những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuâng trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ.

Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật... rất thành công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được giải thưởng trong các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Ông vẽ trên vải, giấy, bảng gỗ, thậm chí cả trên giấy báo khi không có đủ nguyên liệu. Ông dùng nhiều phương tiện hội họa khác nhau như sơn dầu, màu nước, phấn màu, chì than, bút chì... Các tác phẩm của ông biểu hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và lòng yêu chuộng tự do, óc hài hước, đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông đã góp phần rất lớn vào lĩnh vực minh họa báo chí và trình bày bìa sách, được trao tặng giải thưởng quốc tế (Leipzig) về trình bày cuốn sách "Hề chèo" (1982).

Do tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm, từ năm 1957 trở đi, hoạt động của ông dần bị hạn chế. Để kiếm sống, ông phải vẽ tranh minh họa và tranh vui cho các báo, lấy bút hiệu là: PiHa, ViVu, Ly. Mãi đến năm 1984 ông mới có được cuộc triển lãm cá nhân (đầu tiên và cũng là duy nhất), nhận được sự đánh giá cao từ phía công chúng, đồng nghiệp. Với 24 bức tranh được khách hàng đặt mua ngay trong ngày khai mạc, có thể coi đây là triển lãm thành công nhất so với trước đó tại Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên, Đài truyền hình Việt Nam dành thời lượng lớn phát sóng để giới thiệu về cuộc đời và tác phẩm của Bùi Xuân Phái trong chương trình Văn học Nghệ thuật.

Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu nghệ thuật, khát khao tìm tòi và thể hiện cái đẹp dung dị đời thường bằng những nét vẽ cọ, Bùi Xuân Phái đã không ngừng vẽ, sáng tạo nghệ thuật ngay cả khi không mua được vật liệu và ông đã phải tận dụng mọi chất liệu như vỏ bao thuốc lá, giấy báo… Ông cũng là họa sĩ đã gạt bỏ mọi toan tính đời thường để cho ra đời các tác phẩm dung dị, đơn giản nhưng đầy tâm tư sâu lắng. Ông mất ngày 24 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.[4][5]

Tác phẩm chính[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phố cổ Hà Nội - Sơn dầu 1972
  • Hà Nội kháng chiến - Sơn dầu 1966
  • Xe bò trong phố cổ - Sơn dầu 1972
  • Phố vắng - Sơn dầu 1981
  • Hóa trang sân khấu chèo - Sơn dầu 1968
  • Sân khấu chèo - Sơn dầu 1968
  • Vợ chồng chèo - Sơn dầu 1967
  • Trước giờ biểu diễn - 1984
Giải thưởng mỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 1996
  • Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946
  • Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980
  • Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)
  • Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984
Tặng thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam 1997

Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì Tình yêu Hà Nội[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì Tình yêu Hà Nội

Tháng 8 năm 2008, nhân kỷ niệm 85 năm ngày sinh của danh họa, Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì Tình yêu Hà Nội là sáng kiến của Báo Thể thao & Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) và gia đình cố họa sĩ; nhằm tìm tòi, phát hiện và tôn vinh những tác giả, tác phẩm, việc làm, ý tưởng có hàm lượng nghệ thuật và khoa học cao, gắn bó với các mặt của đời sống Hà Nội và thấm đượm một tình yêu Hà Nội.[6]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Tên ông được đặt cho một con đường ở khu đô thị mới Mỹ Đình thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội[7], phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình và ở quận Hải Châu của thành phố Đà Nẵng.[8]

Ngày 1 tháng 9 năm 2019, trang chủ của công cụ tìm kiếm Google đã vinh danh ông nhân kỷ niệm 99 năm ngày sinh của ông bằng biểu tượng Google Doodle.[9] Theo đại diện của Google, đây là sự vinh danh người họa sĩ đã góp phần ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại và những thành tựu cống hiến cho quê hương, cho những người yêu Hà Nội. Đây là lần thứ 2 Google Doodle vinh danh một người Việt Nam. Trước đó là cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của ông.[10]

2
1
Ng Duy Manh
04/02/2021 21:38:47
+3đ tặng

Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994), sinh tại Kiến An-Hải Phòng.
+ Tốt nghiệp trường cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương khóa ( 1931-1936 )
+ Năm 1933, ông cùng với Lê Phổ, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Quang Trân, nghiên cứu về kỹ thuật sơn ta, để tìm cách pha chế để có thể vẽ được nhiều lớp sơn chồng lên nhau và mài, thể nghiệm thành công tranh sơn mài với sơn son, vỏ trứng
+ Tháng 7/1948: tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc, Trần Văn Cẩn được bầu vào Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam.
+ Tháng 6/1954: Trần Văn Cẩn thay thế Tô Ngọc Vân (đã mất trong thời gian này) đảm nhiệm Hiệu trưởng trường Mỹ thuật và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969).
+ được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
+ Tác phẩm : Con đọc bầm nghe ( lụa), Nữ dân quân miền biển (sơn dầu), Mùa đông sắp đến ( sơn mài)...
Tiêu biểu là tác phẩm sơn mài Tác nước đồng chiêm, 1958:
Đề tài sản xuất nông nghiệp ca ngợi cuộc sống lao động. phản ánh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn miền Bắc những năm đầu giải phóng. Hình ảnh 10 người đang tát nước gàu dây cảm giác là họ đang nhảy múa, thể hiện một sự say mê yêu đời trong khi lao động từ khoảng trống bên phải là mô đất và bụi tre có gió thổi làm lật lá, con cò đang đập cánh tìm chỗ đậu. Phía xa trong bức tranh là một dải ruộng chiêm ngập nước màu sáng. Tác giả đã khéo léo kết hợp giữa lối nhìn theo luật xa gần với lối vẽ viễn cận ước lệ truyền thống Việt Nam trong bố cục nhân vật, nhằm tạo chiều sâu của không gian mà vẫn phô bày được vẻ đẹp của nét và của hình các nhân vật.
Bố cục dàn thành 1 mảng chéo góc. Đây là một tác phẩm xuất sắc của họa sĩ Trần Văn Cẩn, nó không chỉ là một sự thành công của ông mà còn là thành công của hội họa Việt Nam lúc bấy giờ


- Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-1988)
+ Tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa (1941-1945)
+Tháng 8-1945, ông tham gia cách mạng ở Hà Nội
+ Là hội viên ngành hội hoạ Hội Mĩ thuật Việt Nam từ 1957; Ủy viên Ban chấp hành Hội Mĩ thuật Việt Nam khoá I (1957- 1983); hoạ sĩ tổ sáng tác Hội Mĩ thuật Việt Nam.
+ 1946, ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia nhiều chiến dịch như chiến dịch Biên giới, chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
+ Tác phẩm: Giặt đốt làng tôi (1954); Thành đồng Tổ quốc (1978); Bộ đội trú mưa (1970); Thiếu nữ bên hoa sen (1972)...
Tiêu biểu là tác phẩm Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (1963)
Dựng lại thời khắc hào hùng của những người chiến sĩ Điện Biên ngay tại chiến trường với ba nhóm nhân vật chính/phụ. Nhóm nhân vật trung tâm gồm ba chiến sĩ trong đó có một chiến sĩ trên đầu còn quấn băng với khẩu súng trong tay. Nhóm ba người này được liên kết chặt chẽ với hai chiến sĩ khác phía bên phải bức tranh bằng một cái bắt tay đầy quyết tâm. Góc trái là một chiến sĩ đang dìu đồng đội bị thương cho thấy ranh giới của sự sống và cái chết thật mong manh. Nhưng phía hậu cảnh lại là một chiến sĩ khác hối hả ra trận như thể sự mất mát đó chính là động lực và nhấn mạnh thêm bối cảnh khẩn trươTuyến các nhân vật được xây dựng theo chiều ngang, tạo khối chắc khỏe, giản lược bớt các đường cong lượn, nhiều đường thẳng. Chỉ có ba tông mầu chủ đạo của sơn mài, son, vàng bạc, then. Bố cục với những mảng miếng lớn, khúc triết và tuyến nhân vật dàn hàng ngang, gần như loại bỏ xa gần, tương quan sáng tối ước lệ không gò theo ánh sáng thật, ưu tiên lợi thế đồ họa mảng phẳng của sơn mài. Có thể cảm nhận được không gian trang nghiêm và tĩnh lặng của toàn bộ khung cảnh buổi kết nạp đảng, được diễn ra chóng vánh trong không gian chiến hàong của cuộc chiến.


- Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1988)
+ Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941–1945.
+ Ông tham gia kháng chiến, tham dự triển lãm nhiều nơi.
+ Năm 1952 về Hà nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất.
+ Năm 1956-1957 giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội.
+ Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội.
+ Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
+ Tác phẩm: Hà Nội kháng chiến - Sơn dầu 1966; Xe bò trong phố cổ - Sơn dầu 1972; Phố vắng - Sơn dầu 1981; Hóa trang sân khấu chèo - Sơn dầu 1968; Sân khấu chèo - Sơn dầu 1968; Vợ chồng chèo - Sơn dầu 1967; Trước giờ biểu diễn – 1984...
Tiêu biểu là Phố cổ Hà Nội luôn được họa sĩ say mê khám phá, sáng tạo, những con phố vắng với những đường nét xô lệch, mái tường rêu phong, những đầu hồi và mái ngối đen sạm màu thời gian luôn xuất hiện trong tranh của ông.
Trong tác phẩm với đường nét thẳng là chủ đạo. Có rất nhiều đường thẳng kết nối lại với nhau tạo nên nhiều hình khối đa dạng, xen lẫn những đường cong từ những mái nhà, những con đường đã tạo nên một không gian chật chội. Với nhiều đường nét trong bố cục đã tạo nên một bức tranh sống động chứ không phải tĩnh lặng. Điều này cũng nói lên rằng, sự đổi mới cũng tạo nên một xã hội nên phố cổ càng sôi động hơn nhưng cũng bề bộn hơn và diện tích sinh hoạt của con người cũng bị thu hẹp.



 
2
1
Wind
04/02/2021 22:00:01
+2đ tặng

Nguyễn Sáng (1923-1988) là một họa sĩ của Việt Nam, có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa hiện đại Việt Nam.

Ông là họa sĩ có tư tưởng, giải quyết vấn đề xã hội lớn lao, gay cấn rất nhuần nhị, lay động với hình họa và màu sắc hiện đại, giản dị mà không khô khan, không sáo rỗng bởi con tim thành thực yêu thương cùng với tài năng biến ảo, đa dạng. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam. Những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở sơn mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Sáng cho hội họa cả về chất liệu và danh tiếng. Nguyễn Sáng là một trong nhóm tứ kiệt của làng hội họa Việt Nam: Nghiêm, Liên, Sáng, Phái.


Mục lụcTiểu sử

Ông sinh ngày 1 tháng 8 năm 1923 tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).

Năm 1938, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Tháng 8-1945, ông tham gia cách mạng ở Hà Nội. Cuối tháng 12-1946, ông lên chiến khu Việt Bắc, dùng nét vẽ của mình, phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc. Tranh của ông gồm nhiều thể loại, ở thể loại nào ông cũng đều thành công. Về thể loại chiến tranh, ông có các tác phẩm Giặc đốt làng tôi, Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ, Hành quân đêm mưa, Bộ đội nghỉ trưa trên đồi, Thành đồng Tổ quốc. Về thể loại tranh chân dung, ông có hai tác phẩm nổi tiếng là Tư hoạ và Không gian. Ông là bậc thầy về mô tả, làm nổi bật cả tính cách lẫn đặc điểm của nhân vật.

Ngoài ra, ông còn vẽ theo nhiều đề tài khác nhau, như phụ nữ và hoa (thiếu nữ bên hoa sen), cảnh đẹp vừa cổ kính vừa lộng lẫy của chùa chiền (Tháp Phổ Minh), cảnh núi rừng thâm u mà hùng vĩ (Pác Bó), cảnh nông thôn bình dị, hiền hòa (thiếu nữ trong vườn chuối), cảnh ghi lại những trò chơi dân gian (Chọi trâu, Đấu vật) v.v…

Hội họa

Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, sơn mài, 1956 - kiệt tác của hội họa Việt Nam

Ông đã làm cuộc cách tân đáng kể trong lĩnh vực sơn dầu và nhất là sơn mài. Đồng thời, ông cũng khai thác thành công phong cách nghệ thuật hội họa hiện đại châu Âu, nhưng vẫn không xa rời nghệ thuật dân gian và cổ truyền Việt Nam. Nghệ thuật của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam. Nếu như Nguyễn Gia Trí đưa sơn mài đến đỉnh cao của những cảnh thần tiên, thì Nguyễn Sáng đẩy sơn mài đến đỉnh cao với tầng lớp đời thường, chiến tranh, cách mạng, những xung đột của cuộc sống hiện tại. Ông bổ sung vào sơn mài bảng màu vàng, xanh, diệp lục với cách diễn tả phong phú dường như vô tận. Những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở sơn mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Sáng cho hội họa cả về chất liệu và danh tiếng. Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ về kỹ năng, mang rõ những thông điệp lớn về thân phận con người và tiềm ẩn một tài năng lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam. Giai đoạn sung sức nhất trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Sáng vào thập niên 70.

Đồ họa

Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhiệt thành tham gia cách mạng, vẽ tranh tuyên truyền cổ động, thiết kế tem và giấy bạc Việt Nam. Ông là người thiết kế bộ tem bưu chính đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, phát hành năm 1946, thể hiện chân dung Hồ Chí Minh, Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên con tem thuần chất của Việt Nam mang trên mình hai chữ "Việt Nam" cùng với hình ảnh vị lãnh tụ đã sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì thế, con tem này càng có ý nghĩa về nhiều mặt: chính trị, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, xã hội...; đánh dấu một mốc lớn đối với ngành Bưu điện nói riêng, đối với đất nước nói chung. Sau khi con tem được phát hành, ở các bưu cục trong cả nước, người mua tem thư "Cụ Hồ" rất đông. Đặc biệt ở Hà Nội đã xuất hiện "Chợ tem" tại Vườn hoa Chí Linh, người chơi tem chen nhau mua loại tem "Cụ Hồ". Đã có những vần thơ mừng đón con tem:

Tem mang hình Bác trên mình
Tem thêm sức mạnh, thêm tình trong tem
Tem đưa thư khắp mọi miền
Phố phường, làng bản, tiền duyên, đảo mờ
Cưỡi mây, tem vượt cõi bờ Năm châu bốn biển, chan hòa tình yêu...

Bộ tem giấy dó in hình Bác Hồ rất giá trị

Tiếp sau đó, vào năm 1949, trong thời kỳ kháng chiến cực kỳ gian khổ ở núi rừng Việt Bắc, đáp ứng yêu cầu kháng chiến, Nguyễn Sáng lại được giao thiết kế bộ tem thứ hai - "Kỷ niệm lần thứ 59 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh", thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tư thế ngồi hơi nghiêng, vẻ mặt trầm tư, sâu lắng, đĩnh đạc và đầy kiên nghị, phản ánh được phong thái của Người trong những ngày kháng chiến ở thời kỳ quyết liệt. Tem in typo trên giấy đó gồm 2 mẫu với 2 màu: nâu vàng đất và đỏ gạch mộc mạc, khiêm tốn, giản dị. Đây là bộ tem độc đáo của Việt Nam bởi được in trên giấy dó - một loại giấy được sản xuất thủ công chuyên dùng để in tranh dân gian ở miền Bắc Việt Nam và nó nhanh chóng trở thành bộ tem quý hiếm đối với giới chơi tem.

Đánh giá về những mẫu tem do Nguyễn Sáng thiết kế, họa sĩ Phan Kế An, Trưởng bộ môn Đồ họa - Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, người chuyên vẽ Bác Hồ đã viết: Nguyễn Sáng khi sáng tác hội họa là một tác giả có bút pháp phóng khoáng, có thể nói là tung hoành nữa, nhưng khi vẽ tem, vẽ giấy bạc lại là một nhà đồ họa vững vàng, tỉ mỉ, chính xác, biết tìm những biện pháp tối ưu, thích hợp với kỹ thuật thô sơ của thủa sơ khai... Con tem đầu tay của anh vẽ chân dung "Cụ Hồ" là con tem chững chạc, vẽ với tinh thần trách nhiệm cao, với tình cảm sâu đậm, hình ảnh Bác được mô tả đúng tinh thần, toàn thể con tem trang trọng.

Tôn vinh

Ông mất ngày 16 tháng 12 năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 65 tuổi. Tên tuổi của ông được ghi trong Từ điển Bách khoa Larousse ở Pháp. Ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật đợt 1 vào năm 1996.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Mỹ thuật Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư