Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy đọc hai câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Hãy đọc hai câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
              1) Không thầy đố mày làm nên
              2) Học thầy không tày học bạn  

Câu hỏi:
a, Xét về cấu tạo câu, hai câu tục ngữ thuộc loại câu gì?
b, Vì sao 2 câu tục ngữ trên đc gọi là văn bản nghị luận xã hội?
c, Chúng mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Viết 1 bài văn ngắn nghị luận về vấn đề đó và bày tỏ suy nghĩ về đổi mới phương pháp học taapj của học sinh - chủ động tư duy, tích cực sáng tạo trong nhà trường hiện nay

Giúp mik vs ạ!!
Mik cần gấp lắm :((

1 trả lời
Hỏi chi tiết
459
2
0
Ng Duy Manh
05/02/2021 09:49:52
+5đ tặng

Con người dù có thông minh tài giỏi xuất chúng cũng phải bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho mình qua sự trợ giúp, hướng dẫn của nhiều người thầy. Thấy rõ vai trò quan trọng của người thầy nên tục ngữ ta có câu:

“Không thầy đố mày làm nên”

Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng:

“Học thầy không tày học bạn’’

Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh, cho dù học với thầy hay học ở bạn. Vấn đề quan trọng cần nói lên ở đây là học với ai là đạt kết quả cao nhất? Chúng ta cần xác định rõ việc học tập với thầy và học với bạn như thế nào cho đúng?

Trước hết, chúng ta nhận định mặt đúng của hai câu tục ngữ. Câu Không thầy đố mày làm nên” là đúng. Tại sao đúng? Bởi vì vai trò của thầy giáo thật quan trọng. Thầy là người có trình độ kiến thức văn hóa, có tư cách. Muốn làm thầy phải trải qua trường lớp sư phạm, phải nắm vững phương pháp dạy học. Do vậy việc học tập ở thầy sẽ đạt kết qụả tốt, sẽ “làm nên”. Hàng ngày, chúng ta đối diện với bí ẩn trong cuộc sống, trong vũ trụ, trong khoa học kỹ thuật… thì thầy ta sẽ giúp ta thông hiểu. Thầy mở rộng, nâng cao kiến thức văn hóa cho ta. Bởi vậy mới có câu ca dao:

“Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ đã lớn khôn thế này

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho đáng những ngày ước ao".

Thật vậy, ông thầy nào cũng ước ao học sinh của mình sẽ làm nên danh phận sau này.

Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” có tính chất tuyệt đối hóa vai trò của người thầy trong việc học tập của con người. Xưa, các phương tiện thông tin đại chúng rất hạn chế, việc đi lại giao lưu cũng không phổ biến. Bởi vậy, người thầy chính là nguồn cung cấp tri thức chủ yếu cho học trò. Thầy dạy trò đọc sách, thầy dạy trò cách cư xử hàng ngày,… không có thầy, trò không biết và không làm được điều gì trong cuộc sống. Vậy là trong việc học tập của học trò hàng ngày, người thầy đóng vai trò chủ đạo.

Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau nhắc nhở chúng ta: việc học có nhiều cách thức, nhiều phương tiện. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, ta có thể học từ rất nhiều nơi: thầy cô, cha mẹ, bạn bè, báo chí, sách vở, mạng,… Điều quan trọng là cần biết lựa chọn thông tin chính xác, cập nhật, có ích để tiếp nhận và học hỏi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư