Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài nghị luận về lòng tự hào dân tộc

Viết bài nghị luận về lòng tự hào dân tộc
Mọi người giúp em với ạ không chép mạng nha :(((

4 trả lời
Hỏi chi tiết
5.713
11
7
TuanAnh
06/02/2021 12:32:33

Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Người có lòng tự trọng biết được giá trị của bản thân mình. Bàn về lòng tự trọng có rất nhiều điều để nói đến.

Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.

Bảo vệ lòng tự trọng thì khó chứ đánh mất nó thì dễ dàng. Chỉ cần một hành động thiếu suy nghĩ cũng khiến bạn đánh mất lòng tự trọng bấy lâu nay mà mình gìn giữ. Chẳng hạn đi gây hấn, đánh cãi chửi nhau nơi công cộng cũng quá đủ để đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ tới nhân vật thị trong "Vợ nhặt" của Kim Lân. Cái đói đã đẩy Thị đến bước đường đánh mất lòng tự trọng. Thị gạ ăn với anh Tràng rồi chỉ tin những câu nói bông đùa theo không Tràng về làm vợ. Lòng tự trọng của Thị đã bị mất hoàn toàn chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Nhưng không thể trách Thị. Thị chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Bạn phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình. 

Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Có tôn trọng bản thân bạn mới tôn trọng người khác, ý thức được lòng tự trọng của bản thân, bạn mới biết cách để bảo vệ nó. Nhưng chỉ bảo vệ lòng tự trọng thôi thì chưa đủ, bạn cần phải làm cho nó ngày càng có giá trị hơn. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Làm sai mà không nhận ra còn khăng khăng cho là mình đúng thì quả là không tốt chút nào. Tâm lí ấy bạn có thì hãy nên gạt bỏ ngay từ bây giờ. Thái độ tích cực sẽ đem tới cho bạn nhiều niềm vui hơn là cố chấp bảo vệ bản thân trong tình huống không phù hợp. Cái cách mà bạn nhận lỗi và xin lỗi cũng là cách để khẳng định giá trị bản thân mình. Xin lỗi không có nghĩa là lòng tự trọng của bạn sẽ bị mất đi. Bạn đừng hiểu lầm nói lời xin lỗi là khuất phục trước người khác mà không thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Đó là sai lầm. Lời xin lỗi lúc cần không những là sự tôn trọng của bạn đối với người khác mà còn thể hiện bản thân là người có học thức, có nhân cách. Như tôi đã nói ở trên chỉ vài hành động nhỏ cũng đủ để bạn đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác. Cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về.

Bạn đối xử với họ ra sao họ cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Bạn tôn trọng họ, họ tôn trọng bạn, bạn hòa nhã với họ họ cũng sẽ như vậy. Có như vậy bạn sẽ được mọi người yêu mến. Xây dựng được hình tượng tốt trong mắt mọi người không hề dễ dàng. Nhưng làm được điều đó không phải là không thể. Bạn tự làm đẹp cho tâm hồn mình thì bạn sẽ nhân được những điều tốt đẹp ấy mà thôi. Nhân đây tôi cũng kể cho bạn nghe một câu chuyện sâu sắc. Một cậu bé bán vé số trên đường. Đi qua một quán nước mời mua mà không ai chịu. Đi được một quãng, hai chàng thanh niên uống nước ở vỉa hè ném vỏ lon ra lòng đường. Cậu bé nhặt lên mà ai cũng nghĩ cậu lượm về đem bán. Nhưng không, cậu mang chúng vào thùng rác trước ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người. Thấy thế một anh gọi cậu đến hỏi: "Tại sao em không đem về bán". Cậu trả lời: "Cô giáo em dạy không được xả rác bừa bãi" - "Em còn đi học hả?" - "Dạ không em nghỉ rồi ạ". "Lại đây anh mua vé số cho". "Sao vừa nãy em mời anh không mua". "Bây giờ anh tội nghiệp em". "Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp". Lòng tự trọng của cậu bé thật khiến anh thanh niên phải suy ngẫm. Một bài học quí giá về cách cư xử giữa con người với nhau. Lòng tự trọng của cậu bé bán vé số thực sự khiến tôi nhận ra được nhiều điều.

Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Không ai muốn mình bị người khác coi thường. Nhưng người khác chỉ coi thường bạn khi bạn để họ có được cơ hội ấy. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình. Chính lòng tự trọng đã giúp họ có được những điều ấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
9
Nguyễn Hà Linh
06/02/2021 12:35:09
Tự hào dân tộc là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng, sự tự tôn trước những vẻ đẹp trong bản sắc văn hoá dân tộc. Tự hào dân tộc là biểu hiện của tình yêu đất nước, ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước… Tự hào dân tộc không phải là sự tự tôn mù quáng đề cao văn hoá dân tộc mình mà hạ thấp văn hoá các dân tộc khác. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần hoà nhập để thể hiện bản sắc văn hoá nhưng không hoà tan và luôn có ý thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam. Cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ về văn hoá dân tộc, những nét đẹp và cả những điểm hạn chế, phát huy nét đẹp và loại trừ những hủ tục lạc hậu, thói quen xấu… Phê phán những người quay lưng lại với văn hoá dân tộc, bài xích, xem thường văn hoá cha ông, chạy theo lối sống lai căng, học đòi, sính ngoại, sùng ngoại… Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế. Để tôn vinh, gìn giữ và phát huy niềm tự hào dân tộc, mỗi cá nhân cần có những hành động thiết thực, trực tiếp để thể hiện niềm tự hào dân tộc, chuẩn bị hành trang văn hóa để hội nhập thế giới.
4
7
Long
06/02/2021 12:54:35
+3đ tặng

Tự hào dân tộc là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng, sự tự tôn trước những vẻ đẹp trong bản sắc văn hoá dân tộc. Tự hào dân tộc là biểu hiện của tình yêu đất nước, ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước… Tự hào dân tộc không phải là sự tự tôn mù quáng đề cao văn hoá dân tộc mình mà hạ thấp văn hoá các dân tộc khác. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần hoà nhập để thể hiện bản sắc văn hoá nhưng không hoà tan và luôn có ý thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam. Cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ về văn hoá dân tộc, những nét đẹp và cả những điểm hạn chế, phát huy nét đẹp và loại trừ những hủ tục lạc hậu, thói quen xấu… Phê phán những người quay lưng lại với văn hoá dân tộc, bài xích, xem thường văn hoá cha ông, chạy theo lối sống lai căng, học đòi, sính ngoại, sùng ngoại… Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế. Để tôn vinh, gìn giữ và phát huy niềm tự hào dân tộc, mỗi cá nhân cần có những hành động thiết thực, trực tiếp để thể hiện niềm tự hào dân tộc, chuẩn bị hành trang văn hóa để hội nhập thế giới. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.

Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung một lý tưởng đánh giặc cứu nước, giữ nước và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập  của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ của riêng bản thân, tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình một cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc: có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức, có người lại chọn cống hiến trên lĩnh vực thể thao, những trận bóng đá đẹp nhất và ý nghĩa nhất cho người hâm mộ, làm rạng danh quê hương, đất nước.

Trong một bài viết ngắn, tôi không thể viết hết mọi biểu hiện về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của tất cả chúng ta. Tôi chỉ dừng lại và mượn những cảm xúc mà đội bóng đá U23 Việt Nam đã dành cho người hâm mộ và tình cảm, lòng tự hào dân tộc của toàn thể người dân Việt Nam trên cả nước đã dành cho đội tuyển U23 Việt Nam tại giải vô địch bóng đá U23 châu Á để nói về tinh thần yêu nước, lòng tự hào của dân tộc Việt Nam.

Có thể nói, niềm tự hào đó được khơi dậy một cách mạnh mẽ sau chiến thắng của đội tuyển U.23 Việt Nam trước Iraq và Qatar khi hàng triệu người trên cả nước vỡ òa trong niềm vui sướng tột cùng, họ đổ ra đường hò reo, ăn mừng. Các tuyến đường ở trung tâm nhiều thành phố rợp cờ đỏ sao vàng. Đã lâu, rất lâu rồi người ta mới cảm nhận được khí thế hừng hực, sôi sục đến thế.

Ở trận tứ kết rồi bán kết, mỗi lần tôi vào mạng xã hội facebook thì ở đó có rất nhiều dòng chia sẻ về cảm xúc không thể tả nổi, những dòng tâm sự “ôi, khó thở quá”, rồi hét lên “Tự hào quá Việt Nam ơi”… Tôi biết rằng, nỗi lo lắng, hồi hộp đến tột cùng hiện rõ trên khuôn mặt của từng người rồi tất cả vỡ òa khi Văn Thanh thực hiện thành công quả penalty cuối cùng đưa đội tuyển U.23 Việt Nam vào chung kết.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy, ở từng quán cà phê, trong từng xóm nhỏ, từng ngôi nhà như nổ tung trong tiếng hò reo của hàng chục người. Họ - những con người xa lạ, ôm chầm lấy nhau rồi nhảy cẫng lên như vừa tìm thấy máu mủ của mình sau nhiều năm xa cách. Nhiều người đã khóc. Có lẽ, thứ xúc cảm đó được hun đúc, kìm nén trong suốt một thời gian dài để rồi hôm nay mọi thứ thực sự bùng cháy trong nỗi sung sướng, khoan khoái đến cùng tận. Bởi lúc này, tất cả họ có chung một lý tưởng, có chung một khẩu hiệu: “Việt Nam vô địch”. Đó chính là tinh thần dân tộc. Đó là niềm tự hào Việt Nam.
Và trong trận chung kết với với đội tuyển U.23 Uzbekistan vào ngày 27.1, dù đội tuyển U.23 Việt Nam không được nhận cúp vô địch nhưng toàn thể người hâm mộ bóng đá Việt Nam vẫn cháy lên niềm tự hào về các em đội tuyển U23 Việt Nam, vì chính chiến công của các em đã thúc đẩy tình đoàn kết, khơi dậy tinh thần dân tộc của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Với tôi, đó là những giá trị đáng trân quý!

Tôi thiết nghĩ, bóng đá là môn thể thao Vua và khi môn thể thao Vua ấy còn gắn liền với niềm tự hào dân tộc thì nó mang một sức mạnh to lớn. Và hẳn ai là người Việt Nam, trong thời khắc ấy, đều cảm thấy yêu thương và tự hào.

Tôi rất xúc động và khó diễn tả cảm xúc của mình khi thấy dòng người hâm mộ hân hoan chào đón đội tuyển U23 Việt Nam về nước. Có lẽ từ lúc sinh ra đến giờ, tôi mới chứng kiến được tinh thần người Việt Nam trỗi dậy mạnh mẽ như thế, các tuyến đường ở Hà Nội rực rỡ cờ đỏ sao vàng mừng chiến tích của U23 Việt Nam. Chính tinh thần yêu nước, lòng quả cảm và tự hào dân tộc đã giúp các cầu thủ chiến thắng chình mình, lập nên những kỳ tích. Chính bóng đá đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc đầy thiêng liêng của người dân Việt Nam. Chính các cầu thủ là tấm gương truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ về ý thức vươn lên, khát khao chinh phục những đỉnh cao.

Như vậy, có thể khẳng định tinh thần yêu nước vẫn được kế thừa và phát huy, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều bình diện. Tất cả đều đang cố gắng tiếp nối bước cha anh, luôn nỗ lực cống hiến để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thế hệ ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.

Trong niềm tự hào đó, bản thân tôi cũng như các bạn trẻ trên mọi miền của Tổ quốc luôn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với tinh thần “Đâu cần thanh niên có - việc gì khó có thanh niên”. Là một cán bộ Đoàn, tôi nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân với Ban và cơ quan, không ngừng rèn luyện, tư dưỡng đạo đức, nỗ lực trong công tác tham mưu, nhiệt tình, tâm huyết và có trách nhiệm đối với các hoạt động của cơ quan và không quên nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, lý tưởng sống đúng đắn như một động lực cho bản thân cố gắng phát triển, cống hiến và trưởng thành. Nhớ ơn Bác, thực hiện lời dạy của Bác, bản thân tôi nguyện suốt đời trung thành với lý tưởng cách mạng cao đẹp mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn./.
 

6
0
Ni Lin
25/04/2021 10:32:10
+2đ tặng

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác. Nó không những không bị mai một đi mà ngày càng được phát huy một cách mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong xã hội hiện nay.

Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn.

Có thể nói, tình yêu nước được thể hiện với muôn hình vạn trạng. Ở mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh khác nhau thì tình yêu nước lại có những biểu hiện ngời sáng khác nhau. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hy sinh quên mình của những người lính nơi đầu sóng ngọn gió, là sự hy sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hy sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời.

Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.

Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ. Sức mạnh ấy giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết.

Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Bản thân là những người trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.

Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn là cái nối chắp cánh hy vọng cho những thế hệ tương lai.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo