Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về vườn quốc gia Xuân Thủy Nam Định

Thuyết minh về vườn quốc gia Xuân Thủy Nam Định 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.056
9
3
Phùng Minh Phương
16/02/2021 16:10:46
+5đ tặng
Vườn quốc gia Xuân Thủy ở Nam Định là một trong các khu rừng ngập nước quan trọng của Việt Nam, và được xem như “sân ga” của nhiều loài chim di cư quý hiếm, trở thành điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn du khách.

- Đây còn là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, nơi cư trú của các loài chim nước) đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á, từ năm 1989. Đến tháng 12/2004, UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng là khu dự trữ sinh quyển thế giới, trong đó Vườn quốc gia Xuân Thủy ở khu vực trung tâm.


Hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy

Đây là khu bảo tồn đất ngập nước ven biển, nơi sông Hồng đổ ra biển (gọi là cửa Ba Lạt) và có ranh giới phía Nam là sông Vọp; thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Với diện tích vùng bảo tồn rộng 7.100ha, bao gồm vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh và vùng đệm rộng 8.000ha, trong đó có gần 3.000ha rừng ngập mặn.

- Cồn Ngạn lớn nhất ở Vườn quốc gia, với các đầm nuôi trồng thủy sản và hầu hết có rừng ngập mặn bao phủ. Cồn Lu gồm một bãi cát rộng, cùng các bãi bồi lầy và diện tích nhỏ các đầm nuôi trồng thủy sản. Cồn Xanh nhỏ nhất và vẫn đang tiếp tục bồi đắp phù sa từ sông Hồng. Cồn Lu và Cồn Xanh thường bị ngập khi thủy triều lên.

Trong khu vực Vườn quốc gia, nơi cao nhất chỉ 3m, mực nước sâu nhất khoảng 6m. Đây là nơi trú ngụ của nhiều loài thủy sinh có giá trị cao, cùng các loài động-thực vật hoang dã, và đặc biệt là các loài chim di cư quý hiếm.

- Thực vật ưu thế trong rừng quốc gia Xuân Thủy là loài cây Trang, Bần, Tra và Ô rô mọc tự nhiên rải rác khắp khu vực. Riêng trên Cồn Lu, cây Phi lao được trồng với diện tích lớn, đây là sinh cảnh quan trọng cho các loài chim rừng di cư. Ngoài ra, các loài rong thuộc 2 ngành rong đỏ và rong xanh có giá trị kinh tế cao, nhất là loài Rong câu chỉ vàng.

- Hệ động vật ở đây nổi bật với gần 220 loài chim. Đặc biệt, số lượng chim nước ghi nhận được trong mùa chim di cư lên tới 30.000 - 40.000 cá thể. Một số loài chim quý hiếm như: cò thìa, rẽ mỏ thìa, choắt chân màng lớn, choắt đốm đen, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc, te vàng, mòng bể mỏ ngắn, bồ nông, cò lạo ấn Độ...


Công trình Kiến trúc - Văn hóa bản địa

Trải qua quá trình phát triển lâu đời, cộng đồng địa phương sinh sống ở vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy đã tạo lập nên những làng quê ven biển trù phú, những công trình kiến trúc độc đáo như: nhà Bổi, nhà Thờ, chùa chiền... pha trộn hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại. Trong đó, hệ thống các nhà thờ được xây dựng nguy nga và bề thế, bởi ở đây có khá đông người dân theo đạo thiên chúa.

- Khu vực cửa sông Ba Lạt còn tiêu biểu cho nền văn hóa mở đất của cư dân ven biển đồng bằng châu thổ Sông Hồng, với tập quán nuôi trồng, khai thác quảng canh nguồn lợi thủy sản, phát triển các đầm nuôi tôm, vây vạng rộng hàng ngàn hécta. Ghe thuyền là phương tiện di chuyển phổ biến nơi đây. Ngoài ra, người dân còn làm nước mắm, và tận dụng nguồn hoa rừng ngập mặn để nuôi ong lấy mật...

- Những nét văn hóa dân gian đặc sắc: chèo cổ, chầu văn, bơi chải, múa lân, chọi gà, đấu vật... trong các dịp lễ hội, cùng với sinh hoạt cộng đồng đã gắn kết mọi người với nhau trong mối quan hệ thân thiết “tình làng nghĩa xóm”.


Du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy

Đến khám phá Vườn quốc gia Xuân Thủy, du khách sẽ có dịp vi vu bằng thuyền trên dòng sông Vọp tiến ra cửa Ba Lạt, ghé ngọn Hải Đăng - Tiền Hải, lên đài quan sát Cồn Ngạn, thăm thú Cồn Xanh, thả bộ dọc theo dải phi lao trên Cồn Lu, và len lỏi qua các thảm rừng ngập mặn, ngắm nhìn cảnh quan độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước ở cửa sông ven biển. Nếu vào mùa chim di trú, du khách còn có thể chiêm ngưỡng những đàn chim tụ họp về đây đông đúc, bình thản kiếm ăn và phô diễn những vũ điệu mê đắm.

- Hay đến xem khu vực người dân địa phương vây nuôi Ngao rộng bạt ngàn, với vẻ đẹp mộc mạc của những chòi canh mấp mô trên mặt nước, trông xa như những tổ chim khổng lồ; ghé các đầm tôm, tìm hiểu tập quán canh tác theo phương thức quảng canh cải tiến. Ngoài ra, nếu muốn trải nghiệm sâu hơn vào cuộc sống bản địa ở vùng đệm Vườn quốc gia, du khách có thể tới thăm làng xã, nhà Bổi, nhà thờ, bến cá Giao Hải, chợ quê... và trò chuyện giao lưu với người dân, xem dệt lưới, làm nước mắm, nuôi ong...

Ăn gì ?

Một chuyến du lịch nơi đây cũng là dịp để bạn thưởng thức các món đặc sản Giao Thủy có tiếng như: nem nắm Giao Thủy, nem chạo Giao Xuân, nước mắm Sa Châu (Giao Châu), mắm cáy Hoành Nha, nộm sứa, mật ong rừng ngập mặn... và các loại hải sản tươi ngon vùng cửa biển như: tôm, cua, ngao, sò...

Ở đâu ?

Khách đến tham quan Vườn quốc gia Xuân Thủy thường nghỉ tại Nhà khách vườn, vừa thuận tiện vừa có thể ngắm bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp, hay ở nhà dân tại làng du lịch cộng đồng xã Giao Xuân cũng là lựa chọn thú vị.

Mùa nào ?

- Mùa lý tưởng nhất để xem chim là từ tháng 10-11 đến tháng 3-4 năm sau, bởi số lượng chim tăng lên đột biến với không khí nhộn nhịp của hàng chục nghìn cá thể chim di cư tránh rét từ phương Bắc.

- Bạn cũng có thể du lịch Vườn quốc gia vào các tháng mùa hè, tận hưởng gió mát từ biển và ngắm cảnh sắc rực rỡ nắng vàng. Mùa này, tuy số lượng chim không nhiều, nhưng bạn vẫn xem được các loài chim bản địa như: cò bợ, vịt trời, bói cá, chèo bẻo, bìm bịp... và các loài chim sặc sỡ như: sẻ đồng ngực vàng, đuôi cụt bụng đỏ...

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
3
Nguyễn Nguyễn
16/02/2021 16:11:29
+5đ tặng
Cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam, Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định nổi tiếng bởi điều kiện tự nhiên và nơi sinh sống của hàng trăm loài thực vật, động vật quý. Cấu trúc địa lý đặc biệt đã hình thành nơi đây thành một khu dự trữ thiên nhiên với nhiều sinh cảnh độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm. Ông Nguyễn Phúc Hội, Phó giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy, cho biết: "Vuờn Quốc gia Xuân Thủy có đặc trưng nhất là vườn quốc gia đất ngập nước cửa sông ven biển, có hệ sinh thái đặc thù là hệ sinh thái miền Bắc Việt Nam ven biển. Vườn  bao gồm cánh rừng ngập mặn, bãi giang triều, các lạch, phá, các cồn cát…".


Vườn quốc gia Xuân Thủy có tổng diện tích là 12.000 ha thuộc vùng cửa sông Hồng, nằm hầu hết ở địa phận xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, Nam Định, trải dài qua Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh. Riêng diện tích vùng lõi 7.100 ha, là nơi sinh sống của 120 loài thực vật, hơn 500 loài động vật và 30 loài bò sát và lưỡng cư. Sự kết hợp phù sa màu mỡ của sông Hồng và vùng ven biển đã biến khu vực này thành một khu dự trữ thiên nhiên với nhiều sinh cảnh độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm.



Vùng đất ngập nước vườn quốc gia Xuân Thủy (Ảnh: dulich24.com.vn)

 Hàng năm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hàng chục ngàn cá thể chim di cư tránh rét từ phương Bắc chọn vườn quốc gia Xuân Thủy để dừng chân, kiếm ăn. Trong số hơn 200 loài chim có mặt tại vườn quốc gia, có nhiều loài chim có tên trong sách đỏ quốc tế.  Có nhiều thời điểm, Vườn quốc gia Xuân Thủy là nơi trú ngụ của hơn 40 ngàn loài chim. Ngoài ra khu rừng sú vẹt Xuân Thủy là nơi cư ngụ của nhiều loài chim, mèo biển, cáo biển, rái cá... Dưới nước là các loại tôm, cá, cua, rắn, ngao, sò... là nguồn thức ăn phong phú của các loài chim. Vào mùa hoa sú vẹt, hương thơm tỏa mát là dịp hội tụ của những đàn ong mật. Anh Nguyễn Văn Trường, cán bộ Vườn quốc gia Xuân Thủy, giới thiệu: "Từ trụ sở Ban quản lý vườn quốc gia Xuân Thủy ra 3,5km là đến vùng lõi. Trên  đoạn 3,5km chủ yếu là vùng đệm, là hệ sinh thái đầm tôm, quản canh, dân đấu thầu để nuôi trồng thủy sản: tôm cua, cá. Xuân Thủy nổi tiếng với rất nhiều loài chim di cư đến đây ghi trong sách đỏ".


Đến Xuân Thủy du khách được sống trong không gian bao la của đất trời, mây nước; hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn giang sơn của những đàn chim trời: sếu, cò, giang, bồ nông, ngỗng, vịt trời và nhiều loài chim khác đang cần mẫn kiếm mồi hoặc bay lượn tung tăng. Anh Nguyễn Văn Trường cho hay: "Bây giờ đang mùa của chim di cư. Các loài chịm di cư từ phương Bắc xuống phương Nam, Xuân Thủy là địa điểm trú đông của nhiều loại chim nước. Hiện tại mấy năm vừa rồi, Xuân Thủy ghi nhận từ 40-45 cá thể. Ngoài ra có nhiều loài chim nước khác như vùng đệm là nơi cư trú của nhiều loài vịt. Xuân Thủy có 7-8 loài vịt khác nhau. Còn ở khu vực bãi cát thì nơi lưu trú của những loài chim ven bờ".



Vườn quốc gia Xuân Thủy (Ảnh: dulich24.com.vn)

Mỗi mùa ở Xuân Thủy đem lại những trải nghiệm khác nhau. Mùa hè và mùa thu đến Xuân Thủy để tận hưởng những con gió mát từ biển và vẫn có thể xem những loài chim di trú tránh nóng đến từ Nam Bộ và Campuchia như Giang Sen, Bồ nông. Đến Xuân Thủy mùa đông thì sẽ tận mắt chứng kiến rợp trời các loài chim, những đôi cánh trắng chao nghiêng trên nền trời xanh biếc. Chị Thanh Lan, khách du lịch ở Hà Nội, chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi được trực tiếp nhìn thấy những loài chim rất là lạ ở một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ như thế này".


Không còn gì thú vị hơn khi được đi giữa vùng Ramsar. Ngoài việc quan sát nhiều loài chim quý hiếm được ghi vào sách Đỏ, bạn còn được đắm chìm trong không gian biển trời mênh mông, với rừng ngập mặn bạt ngàn, rừng phi lao xanh ngắt và phủ xanh mặt đất là loài rau muống biển nở rộ hoa màu tím đơn sơ mà đằm thắm của miền quê Giao Thủy, Nam Định.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×