Phân tích câu ca dao, tục ngữ sau :
" Khánh Hòa là xứ trầm hương
Non cao biển rộng, người thương đi về
Yến sào mang đậm tình quê
Sông sâu đá tạc lời thề nước non".
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
" Khánh Hòa là xứ trầm hương
Non cao biển rộng, người thương đi về"
Vùng đất Khánh Hoà được thiên nhiên ưu đãi với nhiều lâm sản quý như gỗ trắc, sao, huỳnh đàn, giáng hương, gỗ mun… và nổi bật, quý hiếm nhất chính là Trầm hương. Trầm hương có ở các nước Nam Á và Đông Nam Á và cũng như có tại một vài khu vực ở rừng Việt Nam, nhưng do các điều kiện đặc biệt của địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, Trầm Hương ở rừng núi Khánh Hoà có những ưu điểm vượt trội so với tất cả các loại Trầm hương khác, ngay cả khi xét rộng trong phạm vi toàn thế giới. Ngược dòng lịch sử, vương quốc Chămpa với bản sắc văn hoá, tín ngưỡng độc đáo được ghi nhận trong các sử liệu cổ đã giúp chúng ta biết khá rõ về nhiều sản vật địa phương, trong đó có Trầm hương. Như khi viết về nước Lâm Ấp vào đầu thế kỷ VII, Lương thư (quyển 54), Liệt truyện (quyển 48), Chư Di - Hải Nam có đoạn nói về một quốc gia có tên là Tây Quốc Di: “Lâm Ấp vốn là huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam đời Hán…Biên giới phía nam đi đường thuỷ bộ hơn 200 dặm có Tây Quốc Di cũng xưng Vương…Nước đó có núi vàng…Lại sản xuất đồi mồi, vỏ bối, ngà voi, cát bối, hương gỗ trầm…Gỗ trầm, thổ nhân đẵn ra, để cất hàng năm, mục nát nhưng lõi ruột vẫn còn, bỏ vào nước thì chìm, nên gọi là trầm hương, thứ nữa là loại không chìm không nổi gọi là sạn hương….Tây Quốc Di sau này thuộc đất Chiêm Thành, chính là vùng đất Khánh Hoà ngày nay.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |