Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao trong điếu văn viếng Giang Văn Minh của vua Lê lại có câu

Vì sao trong điếu văn viếng Giang Văn Minh của vua Lê lại có câu : ai cũng sống , sống như ông ,thật đáng sống. Ai cũng chết,chết như ông ,chết như sống
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.220
3
0
Macchiato
17/02/2021 20:51:09
+5đ tặng
Trong điếu văn của vua Lê dành cho Giang Văn Minh, có ghi lại những câu gì? Xem bài đọc Trí dũng song toàn Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ. Thám hoa vừa khóc vừa than rằng: - Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên! Vua Minh phán: -Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ! Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu: - Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói: - Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa. - Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đáp lại: - Bạch Đằng thuở trước máu còn loang. Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông. Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng: - Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ. Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống’’ Theo ĐINH XUÂN LÂM – TRƯƠNG HỮU QUỲNH và TRUNG LƯU

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Duy Đại
17/02/2021 20:52:40
+4đ tặng

 Vị sứ thần này tên là Giang Văn Minh (1573 – 1638), tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, người làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Lộc (nay thuộc thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

Ông đỗ Đình nguyên Thám hoa (không có Trạng nguyên, Bảng nhãn) khoa Mậu Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông, sau khi đỗ đầu thi Hội (Hội nguyên). Làm quan trải qua nhiều chức, đến năm Dương Hòa năm thứ 3 (1637), ông và một vị khác được cử làm Chánh sứ dẫn đầu 2 đoàn sứ sang triều Minh bên Tàu.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư (NXB Khoa học xã hội - Hà Nội, 1998) chép rằng, khi ông vào triều kiến, vua Minh Tự Tông (niên hiệu Sùng Trinh 12) ra vế đối đầy vẻ dương dương tự đắc và mang tính hăm dọa sứ thần Đại Việt (quốc hiệu của nước ta bấy giờ): “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Cột đồng đến nay đã phủ rêu xanh).

Minh Tự Tông có ý nhắc việc tên tướng Mã Viện đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở những năm đầu Công nguyên rồi cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, nghĩa là Cột đồng gãy thì Giao Chỉ (Đại Việt) bị diệt vong. Qua câu đối này, vua Minh còn ngầm bảo Đại Việt chẳng qua là nước nhỏ, đại quốc như nước Minh chỉ cần ra quân một lần là có thể san bằng thành quách...

Trước thái độ ngạo mạn, khinh thường của vua quan triều Minh, Chánh sứ Giang Văn Minh ung dung, từ tốn, ứng tác ngay vế đối: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” (Sông Bạch Đằng từ xưa máu vẫn còn nhuộm đỏ).

Câu đối nhắc lại việc trước đó quân Nam Hán và quân Nguyên (dân gian nước ta ngày nay gọi chung là quân Tàu) chết như rạ ở sông Bạch Đằng trong chiến công lẫy lừng của Ngô Quyền và Hưng Đạo Vương, đến nay máu vẫn còn nhuộm đỏ dòng sông. Câu đối như một cú tát thẳng vào mặt vua quan nhà Minh. Vừa thẹn vừa tức sinh ra nóng giận, bất chấp luật lệ bang giao, vua Minh cho người mổ bụng xem “sứ thần An Nam to gan đến đâu”. Đó là ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639).

Nhưng rồi Minh Tự Tông tan cơn giận, lại tỏ lòng kính trọng người khảng khái, bèn cho ướp xác Chánh sứ Giang Văn Minh bằng bột thủy ngân và cho sứ bộ nước ta đưa thi hài về nước.

Linh cữu Giang Văn Minh được quàn tại quê nhà của ông. Vua Lê Thần Tông cho cử hành quốc tang và chính vua viết bài điếu văn khóc ông, trong đó có đoạn: “Thục bất hữu sinh, sinh như công dã, sinh ư khoa giáp, kỳ sinh dã vinh/ Thục bất hữu tử, tử như công dã, tử ư quốc sự, kỳ tử do sinh” (Ai mà chẳng sống, sống như ông vậy, sống đỗ đạt khoa giáp, thật là đáng sống/ Ai mà chẳng chết, chết như ông vậy, chết vì việc nước, thì cái chết như sống mãi).

Vua truy phong ông chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh Quận công, ban tặng ông câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (Vị sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).

Hiện tại, nhà thờ ông ở Mông Phụ đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Khách về Đường Lâm tham quan vùng đất nổi tiếng “một ấp sinh hai vua” (Phùng Hưng, Ngô Quyền) không bỏ lỡ cơ hội đến viếng mộ “Vị sứ thần không làm nhục mệnh vua”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×