Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận về Tiền Giang

Nghị luận về Tiền Giang

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.331
1
0
꧁༒学༒꧂
17/02/2021 21:03:51
mình ko hỉu đè bài bạn mong bạn cho đề chuẩn hơn
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Duy Đại
17/02/2021 21:04:29
+4đ tặng
Tiền Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về phía Tây – Nam. Tỉnh có thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy và 8 huyện. Được sự bồi đắp phù sa và nước ngọt quanh năm từ dòng sông Mê Kong hùng vĩ, nên đất đai màu mỡ, là điều kiện thuận lợi để hình thành nên những vựa lúa, những vườn cây ăn trái quanh năm trĩu quả. Hơn nữa đây là quê hương của những người đẹp nổi danh một thời.

Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 km. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả Đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
 

 Với địa hình thuận lợi, Tiền Giang là một trong những vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây hội tụ đủ loại sản vật và hoa trái nổi tiếng như mận hồng đào Trung Lương, vũ sữa Vinh Kim, xoài cát, cam sành , ổi xá lị Cát Bè… Bởi thế, Tiền Giang thường được nhắc đến với những vườn cây ăn trái ven sông trù phú chợ nổi Cát Bè tấp nập sầm uất, giữa sông Tiền lộng gió nổi lên một hòn đảo nhỏ có tên Cù Lao Thới Sơn - miệt vườn nổi tiếng của xứ sở cây trái Nam Bộ với sản vật trà mật o­ng thanh nhiệt thơm ngon.

 

Cù Lao Thới Sơn được xây dựng thành khu du lịch, du khách có thể nhìn thấy tận mắt căn nhà ngói 3 gian, với gia đình nhiều thế hệ chung sống, một khoảng vườn cây ăn trái trĩu quả được chăm sóc công phu… hoặc du khách có thể tự thả bộ dọc theo những con đường nhỏ xuyên cù lao, hai bên là những hàng cây ăn trái đủ màu sắc của mận, xoài, mít… Ở đây, du khách có thể thưởng thức trái cây miễn phí tự hái ngay tại vườn.

 

Đến Tiền Giang vào mùa nước ổi,du khách sẽ tận mắt thấy các cù lao bao bọc biển nước mênh mông, trông rất lạ và hấp dẫn, được ngồi trên những con thuyền nhỏ hay chiếc vỏ lãi thon dài … luồn lách trên mạng kênh rạch chằng chịt, ngắm nhìn những cánh đồng ngập nước loi thoi những ngọn điên điển bên dãy bè nuôi cá ba sa chấp chới…Những ngày du lịch ở Tiền Giang du khách như được trở về thời xa xưa, thủa cha ông khai hoang mở mang bờ cõi .

 

꧁༒学༒꧂
mình cứ thấy sai chỗ nào ý
2
0
Ng Duy Manh
17/02/2021 22:06:33
+3đ tặng

Tiền Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam. Nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120 km; có tọa độ địa lý 105049'07" đến 106048'06" kinh độ Đông và 10012'20" đến 10035'26" vĩ độ Bắc. Trung tâm thành phố Mỹ Tho - tỉnh lỵ Tiền Giang cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) 70 km về hướng Tây Nam và cách trung tâm thành phố cần Thơ 90 km về hướng Đông Bắc.

Tỉnh Tiền Giang tiếp giáp với các tỉnh như sau:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP HCM,

- Phía Tây và Tây Nam giáp các tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long,

- Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre,

- Phía Đông giáp biển Đông.

Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.510,61 km2, chiếm 0,76% diện tích cả nước, 6,2% diện tích ĐBSCL.

Trong định hướng phát triển Tiền Giang đã phân chia cụ thể ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng các huyện phía Đông là vùng có tiềm năng rất lớn về kinh tế biển và phát triển các loại hình công nghiệp đóng tàu, cảng biển và vận tải biển, chế biến thủy hải sản; cùng các tiềm năng về du lịch và dịch vụ hậu cần nghề cá... Vùng các huyện phía Tây có thế mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, đặc biệt là cây ăn trái lớn nhất tỉnh gắn liền với sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các dịch vụ phục vụ dọc theo trục kinh tế Quốc lộ 1. Ngoài ra, vùng còn có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, nơi hội tụ của ba vùng sinh thái như sinh thái mặn, ngọt gắn với sinh thái sông nước, cây ăn trái và sinh thái vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười... Và vùng thành phố Mỹ Tho - Châu Thành là vùng động lực, đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập, hợp tác kinh tế với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh và vùng ĐBSCL.

Bên cạnh đó, Tiền Giang có nhiều ưu thế trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL và vùng Đông Nam Bộ cũng như với các nước Đông Nam Á đặc biệt là các quốc gia cùng chia sẻ nguồn tài nguyên dọc sông Mekong.

Trên cơ sở phân định thế mạnh từng vùng, Tiền Giang đã tập trung phát triển toàn diện nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa; thâm canh, chuyên canh, ứng dụng công nghệ sinh học; tổ chức lại hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn (GAP) gắn với hệ thống tiêu thụ và phục vụ cho công nghiệp chế biến... Đầu tư ổn định khoảng 60 nghìn ha đất canh tác lúa để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và mục tiêu xuất khẩu; hình thành các vùng chuyên canh là thế mạnh của tỉnh như cây ăn trái, rau sạch... Tiếp tục khai thác thế mạnh trong phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường... Phát triển thủy sản theo hướng quy hoạch các vùng nuôi, thâm canh tăng năng suất, đa dạng hóa đối tượng nuôi, kết hợp chặt chẽ khâu nuôi, bảo quản chế biến và quản lý bảo vệ môi trường; chú trọng phát triển các loại thủy sản có giá trị tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu như cá, tôm, nghêu, cá bè... trên sông Tiền, các cồn, bãi bồi ven biển.

Trong những năm qua, tỉnh đã thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao, đồng thời chú trọng các ngành, lĩnh vực tỉnh có lợi thế như công nghiệp chế biến, công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí, chế tạo phục vụ nông nghiệp - nông thôn cùng các ngành công nghiệp bổ trợ cho vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL. Tập trung thu hút đầu tư phát triển nhanh các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt đồng thời củng cố và nâng cao hiệu quả các khu, cụm công nghiệp đã có. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có từ 7 - 8 khu công nghiệp tập trung và khoảng 30 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 8.700 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực Tân Phước và Gò Công.
bn tham khảo nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo