Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận 8 câu thơ đầu của bài thơ quê hương

Nêu cảm nhận 8 câu thơ đầu của bào thơ quê hương 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.506
4
4
thangng24
19/02/2021 22:08:19
+5đ tặng
chấm ddieerm cho mk nha

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
4
Ngọc Lan
19/02/2021 22:10:31
+4đ tặng

1. Mở bài

- Sơ lược về đề tài “quê hương”.
- Sơ lược về Tế Hanh và bài thơ Quê hương của ông.
 

2. Thân bài:

a. Lời đề từ: “Chim bay dọc biển mang tin cá”:
- Khái quát một cách chung nhất về cuộc sống gắn bó với miền sông nước, với hơi thở mặn mòi của biển cả trong cuộc sống của những người dân làng chài nơi quê hương Quảng Ngãi của tác giả.

b. Hai câu thơ đầu: “Làng tôi...nửa ngày sông”: 
- Gợi ra dáng hình của quê hương với đặc điểm địa hình đặc biệt “nước bao vây”, tựa như một cù lao nổi lên giữa sóng nước mênh mông, và khoảng cách địa lý được đo đếm bằng thời gian “cách biển nửa ngày sông”, rất đậm lối nói của người vùng sông nước.
- Gợi ra công việc chài lưới quanh năm.

c. 6 câu thơ tiếp “Khi trời trong...thâu góp gió”: Cảnh ra khơi của ngư dân
- “Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng”: Thời tiết thuận lợi, nét vẽ mang màu sắc hứng khởi, cảm xúc lãng mạn tràn ngập, gợi không khí hào hứng trước khi ra khơi.
- “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”: Vẻ đẹp khỏe mạnh, tràn trề sức sống của người dân lao động .
- “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” trước là để chỉ khí thế hăng hái, sự mạnh mẽ, kiên cường, vẻ đẹp kiêu hùng của người dân trong lao động, ở họ luôn có vẻ hiên ngang, kiêu hãnh, và lòng quyết tâm sâu sắc.
- “Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”: Sử dụng động từ mạnh “phăng” để thể hiện sức mạnh và tầm vóc của con người trong lao động, “trường giang” tức là con sông dài, rộng lớn, thế nhưng khi vào thơ của Tế Hanh thì nó lại trở thành bệ phóng cho tầm vóc kỳ vĩ của con người.
- “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”:
+ Tác giả vẽ nên mảnh hồn làng, mảnh hồn quê hương bằng một cánh buồm trắng, lấy cái trừu tượng đem so với cái hữu hình, cánh buồm theo ngư dân đi đánh cá, nó mang theo trong đó là nỗi nhớ, nỗi mong chờ tha thiết của những người ở lại, là lời nhắc nhở, gợi nhớ của quê hương sâu nặng đối với những người ra đi.
+ Cánh buồm không chỉ mang tính biểu tượng, mà bản thân nó dường như cũng có linh tính, cũng cố gắng góp công góp sức trong công cuộc lao động của người ngư dân như một cách thể hiện tình cảm, sự ủng hộ của quê hương qua hình ảnh “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
=> Sự đoàn kết trong công cuộc lao động của người dân làng chài, gắn bó với nhau không chỉ trong hoạt động mà còn là trong tâm hồn, đến mức cả một vật vốn vô tri cũng cảm nhận được mà chúng tay góp sức tạo thành quả.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận cá nhân.

7
2
Nguyễn Hằng
19/02/2021 22:13:42
+3đ tặng

"Quê hương" là bông hoa đẹp nhất trong vườn "Hoa niên" của Tế Hanh. Thế thơ 8 tiếng, chất thơ trong, giọng thơ đầm, hình tượng thơ khỏe... là ấn tượng sâu sắc của chúng ta khi đọc thi phẩm này.

Tám câu thơ đầu nói về cảnh sắc và sức sống lao động của quê nhà. Ánh sáng của đất trời, ánh sáng của tâm hồn như đã tắm hồng cảnh sắc quê hương. Hai tiếng "làng tôi" đầy mến thương cất lên. Đó là tiếng lòng của đứa con xa nhà nói về đất mẹ quê cha:

"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông"

Ca dao, dân ca đã thấm vào hồn thơ Tế Hanh tự bao giờ: "Làng tôi có cây đa to...", "Làng ta phong cảnh hữu tình...", "Làng ta nghé giã nghề khơi...". Chữ "vốn" dùng rất đắt, cho thấy nghề chài lưới của làng tôi là một nghề truyền thống lâu đời của ông cha truyền lại. Hình ảnh "nước bao vây" gợi lên một vùng quê sông nước bao la. Đó là một làng chài ven biển miền Trung, làng Bình Dương thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Con sông được nhắc đến là sông Trà Bồng "nước gương trong soi tóc những hàng tre".

Sáu câu thơ tiếp theo mở ra một không gian hoành tráng: đoàn thuyền rẽ sóng ra khơi trong ánh hồng rạng đông. Có gió nhưng chỉ là "gió nhẹ". Bầu trời rất "trong", bao la, mênh mông. Một buổi "sớm mai hồng" rất đẹp, cảnh vật "làng tôi" như được tắm trong ánh hồng bình minh tráng lệ. Các tính từ: "trong", "nhẹ", "hồng" đã cho thấy một chuyến ra khơi lí tưởng của bà con làng chài. Nhịp thơ 3/2/3 gợi tả nhịp bước lên đường mạnh mẽ:

"Khi trời trong/ gió nhẹ/ sớm mai hồng
Dân trai tráng/ bơi thuyền/ đi đánh cá"

Những chàng trai trẻ trung, cường tráng của làng chài dã hăm hở đưa thuyền ra khơi. Chính họ đã đem sức lao động và tinh thần dũng cảm đi chinh phục biển khơi, đem lại sự ấm no, giàu có và hạnh phúc của quê hương.

Ở nơi chân trời xa xôi, nhà thơ đang sống lại, đang dõi theo nhịp sống của quê hương đã in sâu vào tâm hồn, máu thịt mình. Con thuyền, mái chèo, cánh buồm là hình bóng quê hương, là sức sống của quê hương.

Con tuấn mã là con ngựa tơ, ngựa đẹp, ngựa hay. Con thuyền được so sánh với con tuấn mã là một hình đẹp. Chữ "hăng" đã làm nổi bật khí thế hăng hái, sôi nổi của đoàn thuyền đánh cá buổi lên đường. Mái chèo như những lưỡi kiếm to, dài, sắc bén từ cánh tay của đoàn trai tráng đang chém xuống, đang "phăng" xuống dòng sông, đẩy con thuyền vượt trường giang đầy khẩn trương, hối hả:

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,
Phăng mái chèo, vội vã vượt trường giang".

Cánh buồm của đoàn thuyền rất to như che rợp một góc trời:

"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."

"Mảnh hồn làng" là một hình ảnh trừu tượng thể hiện sức sống tiềm tàng, sức sống lao động bền bỉ, dẻo dai và lâu đời của một miền quê. Cánh buồm to, được so sánh với mảnh hồn làng rất độc đáo, sáng tạo, biểu lộ niềm tự hào sâu sắc đối với quê hương. Qua các động từ: "rướn", "thâu góp" (bao la thâu góp) đã góp phần tô đậm khí thế ra khơi đánh cá vô cùng hào hứng, mạnh mẽ. Những cánh buồm nâu qua năm tháng dãi dầu mưa nắng biển khơi mà trở thành "chiếc buồm vôi" có "thân trắng" dẻo dai, can trường.

Đoạn thơ cho thấy một hồn thơ trẻ trung, phơi phới. Cách dùng từ chuẩn xác, tinh luyện. Hình tượng thơ về cảnh rạng đông, về chiếc thuyền, mái chèo, cánh buồm rất đẹp và sáng tạo, đã làm nổi bật sức sống của làng chài và tình yêu quê hương thiết tha, mặn nồng. Và ta càng thêm thấm thìa:

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×