Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có người cho rằng Nhật kí trong tù là "cuộc vượt ngục về tinh thần" của Bác. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy chỉ ra điều đó trong bài thơ này

Có người cho rằng nhật kí trong tù là "cuộc vược ngục về tinh thần" của Bác.Em có đồng ý với ý kiến đó không?Hãy chỉ ra điều đó trong bài thơ này.
 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.120
1
0
Nguyễn Ngọc Quế Anh
20/02/2021 09:05:35
+5đ tặng

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ.

- Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ.

- Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù.

- Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia - ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau.

- Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh.

- Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ't nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
+4đ tặng

nhật ký trong tù là viên ngọc quý giá trong kho tàng văn học Việt Nam, là tập thơ chữ Hán gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt được ra đời trong thời kì Bác bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc. Xiềng xích của nhà tù không thể giam cầm được tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Bác viết Nhật kí trong tù chỉ nhằm mục đích giải khuây, giết thời gian nhưng tập thơ đã trở thành một bước chân dung tinh thần tự họa của Bác, một người tù vĩ đại có tâm hồn cao đẹp, ý chí nghị lực phi thường và tài năng nghệ thuật xuất sắc. Bác đã viết bài thơ Ngắm trăng vào mùa thu năm 1942, đó là bài thơ số 21 trong tập Nhật kí trong tù.

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Câu thơ đầu của bài thơ nói lên hoàn cảnh và nỗi niềm của người tù. Thực ra không phải đến Hồ Chí Minh mới xuất hiện hình ảnh vầng trăng mà trăng đã đi vào trong thơ xưa từ lâu. Từ trong câu ca dao ngọt ngào đằm thắm: Hỡi cô tát nước bên đàng. Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi? hay vầng trăng chia ly trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: Vầng trăng ai xẻ làm đôi nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường. Thi nhân xưa gặp cảnh đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Đó là cái thú thanh cao tao nhã của những tâm hồn cao đẹp. Thế nhưng người xưa cũng ngắm trăng trong một trạng thái tâm hồn thư thái, thảnh thơi giữa trời đất bao la và vơi đầy đủ những thú vui khác: Khi chén rượu, khi cuộc cờ. Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên. Còn ở đây, Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó là trong ngục tù. Và càng đặc biệt hơn người ngắm trăng ở đây lại là một tù nhân bị đày đọa vô cùng cực khổ; hai tay bị xiềng, hai chân bị xích, răng rụng, tóc bạc, ghẻ lở mọc đầy thân và tiều tụy như quỷ đói. Ngoại trừ ánh trăng, trong tù thiếu tất cả những điều kiện cần cho một cuộc thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do, không bạn hiền. Ấy thế mà người tù ấy không thể làm ngơ trước cảnh đẹp đêm nay được.

Câu thơ thứ hai đã cho chúng ta thấy tâm hồn Bác. Đó là sự nhạy cảm, là cái xốn xang, bối rối trước vẻ đẹp thiên nhiên: trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Câu thơ dịch đã làm mất đi cái xốn xang bối rối. “Nại nhược hà” là lời tự hỏi, nghĩa là biết làm thế nào. Còn “khó hững hờ” lại là một lời khẳng định, thể hiện sự đón nhận vẻ đẹp của trăng bình thản hơn. Câu dịch vì thế không diễn tả sát trạng thái tâm hồn đầy chất thơ của người tù nghệ sĩ trước vẻ đẹp của trăng.

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Tâm hồn của người thi sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh là thế, không có hoa, không có rượu chỉ có ánh trăng thôi vậy mà làm cho người tù khó hững hờ, khó bỏ qua giây phút được ngắm ánh trăng. Từ lâu trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, trăng thức cùng Bác trong chặng đường chuyển từ nhà lao này tới nhà lao khác, và trong Nhật kí trong tù đã có nhiều lần hình ảnh vầng trăng xuất hiện. Có người cho rằng trăng là biểu tượng của khát vọng tự do, không hẳn thế vì sau này khi được tự do ở chiến khu Việt Bắc, hình ảnh vầng trăng vẫn xuất hiện trong thơ của Bác: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa hay Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Trăng là biểu tượng của cái đẹp và một con người có một tâm hồn nhạy cảm như Bác không thể bỏ quên hình ảnh vầng trăng được. Hai câu thơ đầu giản dị đã thể hiện cụ thể và xúc động hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng cảm xúc của người yêu trăng chốn lao tù.

Hai câu thơ sau là cuộc vượt ngục tinh thần đặc biệt.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Xiềng xích và gồng cùm không khóa được hồn người. Không được tự do, Người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Đó là cái chủ động của người cách mạng luôn đứng cao hơn hoàn cảnh, vượt lên trên mọi hoàn cảnh để sống và cống hiến. Câu thơ dịch đã bỏ mất động từ “hưởng” làm cho việc ngắm trăng của người tù có vẻ bình thản, tĩnh tại hơn. Như vậy ngắm trăng không đơn thuần chỉ là chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ánh trăng mà là cuộc vượt ngục tinh thần bằng thơ của một người tù nghệ sĩ chuộng cái đẹp. Thân tại ngục tù, nhưng lòng Bác đã "vời vợi mảnh trăng thu”. Điều kì diệu nữa là trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. Ở đây, vầng trăng không còn là thực thể vô tri vô giác, vô tình nữa đã được nhân hóa thành một con người, hơn thế trăng trở thành một người bạn tri âm tri kỉ của Bác. Cả trăng và người tù đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau như một đôi bạn thân thiết tự bao đời.

Trong nguyên âm chữ Hán, hai câu thơ 3, 4 có kết cấu đăng đối nhịp nhàng:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia

Cả hai câu thơ đều có từ “song” chỉ song sắt nằm giữa câu như chính là song sắt của nhà tù muốn ngăn sự gặp gỡ giữa “thi nhân” và “minh nguyệt". Sự đổi từ đối nhịp và kết cấu đăng đối đã làm nổi bật sự giao hòa sóng đôi khăng khít giữa trăng và người nghệ sĩ. Rất tiếc, hai câu thơ dịch đã làm mất cấu trúc đăng đối và vì vậy làm giảm đi phần nào sức truyền cảm.

Hai câu thơ cho ta thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù cách mạng - người nghệ sĩ vĩ đại. Quên đi tất cả những đau đớn, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở... của chế độ nhà tù khủng khiếp, Người luôn để tâm hồn mình sống giữa thiên nhiên, hướng tới ánh sáng đẹp đẽ của thiên nhiên. Trong chốn lao lung, Bác đã làm nên những vần thơ tuyệt đẹp. Đằng sau những câu thơ đẹp, mềm mại như vậy chỉ có thể là một tinh thần thép, chất thép của phong thái ung dung, tự tại.

0
0
Chiziru Satsuma
04/03/2022 09:54:16
Nhận xét này là đúng. Song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa. Nhà tù có thể giam hãm Bác về thể xác nhưng không thể giam hãm được tinh thần. Trong bài thơ, Bác đã vượt qua khỏi song sắt nhà tù để tìm đến trăng.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×