LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trận đánh của Trương Thị Khuê ( 11 - 11 - 1966 ) ở xã Vĩnh Thủy

Trận đánh của Trương Thị Khuê ( 11 - 11 - 1966 ) ở xã Vĩnh Thủy

1 trả lời
Hỏi chi tiết
87
1
0
Andrea
23/02/2021 22:06:37
+5đ tặng
QĐND - Ngày 11-9-1968, 3 nữ dân quân Trần Thị Bưởi, Nguyễn Thị Xuân và Trương Thị Khuê vừa tham dự Đại hội thanh niên, sinh viên thế giới tại Sofia (Bulgaria) về đến Hà Nội thì được cán bộ Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng báo tin sẽ được vào thăm Bác Hồ. Tin vui đến bất ngờ khiến các cô sung sướng, hạnh phúc khó tả...

Đúng 9 giờ, xe ô tô đưa 3 nữ dân quân đến Phủ Chủ tịch. Nhìn thấy Bác đội chiếc mũ vải xanh công nhân bạc màu, bận quần bà ba, áo cộc tay 3 túi, chân đi dép cao su, nữ dân quân Trương Thị Khuê, sau này là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, cảm thấy Bác gần gũi và thân thiết lạ thường. Biết chiến trường Trị-Thiên đang phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó, 3 nữ dân quân đã lập được nhiều thành tích trong chiến đấu, Bác khen ngợi rồi quay sang hỏi Khuê: “Cháu ở Vĩnh Linh bị máy bay B-52 đánh nhiều lắm phải không?”. Khuê thưa với Bác: “Dạ thưa Bác, máy bay B-52 đánh Vĩnh Linh nhiều lắm. Còn bom tọa độ, pháo địch từ bờ nam Hiền Lương bắn sang thì không kể hết được”. Nét mặt Bác hiện rõ nỗi âu lo, rồi Bác hỏi chuyện nhân dân sản xuất. Trương Thị Khuê kể cho Bác nghe về quê hương Vĩnh Linh. Dù bom đạn nhưng bà con vẫn hăng say sản xuất. Bà con làm hầm ngoài đồng ruộng nên việc cấy cày vẫn đều đặn, bình quân đầu người đạt 16kg thóc/tháng, còn khoai, sắn muốn ăn lúc nào cũng có. Nhà nào cũng có hầm. Đội sản xuất và hợp tác xã cũng có hầm phục vụ hội họp và thỉnh thoảng tổ chức chiếu phim, biểu diễn văn nghệ cho nhân dân xem. Từ nhà này sang nhà khác, từ xóm này sang xóm khác đều đi lại bằng giao thông hào. Nghe Trương Thị Khuê kể mà Bác vui mừng và thêm an tâm.


Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng hoa 3 nữ dân quân Trị-Thiên ngày 11-9-1968 Trong ảnh: Trương Thị Khuê đứng thứ hai, từ trái sang. Ảnh tư liệu

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất thích nghe hò ví, giặm, nhất là trước mỗi lần xa quê hương, Tổ quốc. Hôm ấy, gặp 3 nữ dân quân Khu 4, Bác đề nghị mỗi người hát một bài về quê hương. Bác ngắt 3 chùm hoa phong lan phía trước sân tặng 3 nữ dân quân và ân cần: “Hoa phong lan của Bác rất đẹp, nhưng thành tích của các cháu còn đẹp hơn hoa lan của Bác. Các cháu giữ và phát huy thành tích để tươi mãi như hoa”.

Ngày 16-9-1968, một tin vui bất ngờ lại đến với 3 nữ dân quân, đó là được Bác Hồ cho gọi vào ăn cơm cùng Người. Bữa cơm trưa hôm đó gồm các món ăn bình dị quen thuộc ở miền Trung: Cá trê kho mặn, rau muống chấm nước mắm ớt, cà pháo muối, khoai sọ nấu canh và thịt gà luộc. Thật gần gũi, cảm động khi tự tay Bác lấy cơm cho từng người một. Bà Khuê tâm sự: “Tôi mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cả đời chỉ ước ao một lần khi đi về đến nhà có người đã nấu sẵn cho mình một bữa cơm. Vậy mà hôm ấy lại được tay Bác xới cơm cho mình. Cảm xúc nghèn nghẹn cứ dâng trào!”.

Bốn ngày sau, tối 20-9-1968, 3 nữ dân quân được Bác mời vào xem văn công. Đến Phủ Chủ tịch, đứng trước các bác, các chú trong Bộ Chính trị, 3 nữ dân quân được Bác Hồ giới thiệu với mọi người tên tuổi, quê quán, thành tích chiến đấu rất đầy đủ, chính xác. Niềm vinh dự ấy khiến bà Khuê mãi không quên. Đó cũng là lần cuối cùng bà Khuê được gặp Bác Hồ. Chưa tròn một năm sau, lúc bấy giờ Trương Thị Khuê đang là Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh thì một hôm được lệnh lên đường ra Bắc ngay trong đêm. Linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành. Lúc xe vừa đến Hà Tĩnh thì được tin Bác Hồ đã ra đi. “Ban đầu, tôi không dám tin là sự thật, bởi chỉ mới đây thôi còn được ở bên cạnh Bác, được Người quan tâm, cười nói gần gũi, vậy mà…”, bà Khuê nhớ lại. Vừa ra đến Hà Nội, Trương Thị Khuê và 3 nữ dân quân khác nhận nhiệm vụ đặc biệt, đó là tham gia một phiên túc trực bên linh cữu Bác. Tổng cục Chính trị làm công tác tư tưởng: “Các đồng chí phải xác định như vào một trận chiến đấu, kìm nén đau thương, không được khóc dù chỉ một tiếng”. Từng đoàn người lần lượt vào viếng Bác, tiếng nấc nghẹn dâng trào nhưng Trương Thị Khuê đã nén đau thương làm tròn nhiệm vụ...

Nhớ mãi lời dặn của Bác, phải học, học không chỉ ở trường, ở lớp mà phải học trong đường đời, học trong thực tế, học những người đi trước, Trương Thị Khuê đã cố gắng học văn hóa cấp 3, học cao cấp chính trị, học lớp quản lý kinh tế, học ở Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Năm 1972, bà Khuê làm Phó ban Tổ chức Khu ủy Vĩnh Linh, sau đó là Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Bến Hải (huyện cũ của Quảng Trị). Năm 1997, bà được tín nhiệm bầu là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà là đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX.

 Trong thời gian làm công tác ở hội phụ nữ, bà Trương Thị Khuê luôn tâm huyết, trách nhiệm với phong trào của hội. Bà luôn trăn trở về thực trạng đời sống kinh tế, văn hóa của phụ nữ vùng sâu, vùng xa.
#maris
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư