Tình cảm yêu làng, yêu nươc của ông Hai đã được bộc lộ sâu sắc thông qua tình huống nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông điếng người: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân. rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Nỗi đau đớn, bẽ bàng được nhà văn Kim Lân khắc họa 1 cách sâu sắc. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông“cúi gằm mặt mà đi”. Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà,nghe ngón tình hình bên ngoài. Trong nỗi tủi nhục ê chề, thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là “chuyện ấy”. Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thi không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây,phản bội kháng chiến. " Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước…”. Và cuối cùng, ông chỉ biết giãi bày tâm sự cùng đứa con út. giúp ông bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu "nhà ta ở làng Chợ Dầu",bày tỏ tấm lòng thủy chung son sắt với kháng chiến, với Cụ Hồ "chết thì chết có bao giờ dám đơn sai". Dường như ông Hai đang nói chuyện với chính mình, đang giãi bày với lòng mình và cũng như đang tự nhắc nhở. Như vậy,từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.