nêu cảm nhận của em về khổ thơ 3,4,5 của ông đồ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Khổ thơ thứ 3: Bức tranh thực tại đầy xót xa của nét đẹp văn hóa mai một
- Thời thế xoay chuyển, vị thế của Nho học và các nhà Nho cũng không còn như cũ
- Xuân sang, hoa đào vẫn nở nhưng người xin chữ đã dần thưa vắng.
- Khung cảnh tấp nập khi xưa đã không còn, không khí hiện tại vắng lặng đến nao lòng.
- "Người thuê viết nay đâu" là câu hỏi tu từ, cũng là tiếng thở dài đầy đau xót của nhà thơ.
- Sự vắng lặng bao trùm cảnh vật, thấm vào cả giấy mực
- Nhà thơ đã sử dụng khéo léo những hình ảnh mang tính biểu tượng. Những sự vật vốn vô tri vô giác, trước thực tại hoang tàn cũng mang nặng tâm trạng "buồn", "sầu".
b. Khổ thơ thứ 4: Hình ảnh ông đồ lạc lõng giữa hiện thực
- Hiện tại ông đồ rơi vào hoàn cảnh vô cùng đáng thương.
- Không ai nguyện ý dừng chân, hình ảnh của ông đồ đã trở nên nhạt nhòa đến mức vô hình.
- Sự cô đơn của ông đồ hòa vào cả thiên nhiên, cảnh vật.
- Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy" là hình ảnh chân thực nhưng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, gợi lên không gian vắng lặng đồng thời "lá vàng" cũng biểu tượng cho mùa thu, sự úa tàn, khô héo.
=> Gợi liên tưởng tới nền nho học đang lụi tàn
c. Khổ thơ thứ 5: Nỗi xót thương của nhà thơ
- Hoa đào vẫn nở rộ, nhưng nho học đã hết thời, ông đồ cũng không thấy nữa
- Câu hỏi tu từ cuối cùng vang lên bày tỏ tấm lòng xót thương vô hạn cho giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người đã hết lòng giữ gìn nét đẹp ấy.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |