Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng học qua loa đối phó có sử dụng 2 phép liên kết

viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng học qua loa đối phó có sử dụng 2 phép liên kết

2 trả lời
Hỏi chi tiết
610
1
1
Nguyễn Trung Sơn
01/03/2021 21:46:44
+5đ tặng

Trong nền giáo dục đang phát triển không ngừng với những thành tích vang dội, vẫn còn tồn tại những góc khuất, những vấn đề chưa tìm được hướng giải quyết. Học đối phó chính là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay trong nhà trường cũng như nền giáo dục Việt Nam.

Học đối phó là hiện tượng các học sinh học bài không tình nguyện, cố gắng tìm các biện pháp để vượt qua bài kiểm tra hay một kì thi nào đó. Đây là hiện tượng xảy ra nhiều và đang lan rộng rãi trong học đường. Đối với lượng kiến thức học ngày càng tăng lên về số lượng lẫn độ khó thì chúng ta cần có một tinh thần học cần cù, kiên nhẫn cùng tinh thần hứng thú, yêu thích đối với môn học. Thế nhưng hiện nay, trong khi các phương tiện thông tin phát triển, học sinh có thêm nhiều thứ làm phân tâm, không còn tập trung cao về việc học dẫn tới việc không thể nắm vững tất cả kiến thức. Bởi vậy, trước mỗi bài kiểm tra, trước các kì thi, các bạn chỉ học đối phó. Bài tập về nhà thì chép sách giải, làm bài kiểm tra thì chép bài bạn. Nếu sáng mai kiểm tra thì tối hôm trước cày đêm, học dồn kiến thức để qua bài kiểm tra. Sau khi làm bài xong thì kiến thức cũng bay theo gió. Bởi lẽ đó chỉ là cách học rỗng tuếch, học thuộc chứ không hiểu hết, hiểu sâu các kiến thức.

Phần lớn các học sinh hiện nay đi học đều là để vừa lòng bố mẹ, thầy cô, thiếu đi sự hứng thú, yêu thích với các môn học. Bởi vậy để đạt điểm cao thì cách học tốt nhất với các học sinh khi ấy là học đối phó. Các em chưa thể hiểu hết được việc học quan trọng như thế nào với con đường tương lai sau này của các em. Do đó tình trạng học đối phó càng phổ biến và lan rộng.

Việc học đối phó về lâu dài sẽ đem đến những tác hại khó lường. Lối học đối phó sẽ dần ăn sâu vào tâm thức của học sinh. Chỉ cần học mấy ngày trước thi là được điểm cao thì cần gì phí thời gian trước đó để học. Suy nghĩ ấy sẽ khiến cho các học sinh dần mất đi tinh thần học, thiếu sự hứng thú với việc học, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán. Việc học đối phó trong mấy ngày trước thi để rồi khi thi xong cũng không còn kiến thức sẽ dẫn tới việc học sinh sẽ mất đi cái gốc căn bản của việc học. Điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu tới bản thân các em mà còn ảnh hưởng tới cả một nền giáo dục nếu như hiện tượng đó ngày càng lan rộng. Đặc biệt, ảnh hưởng lớn nhất mà việc học đối phó mang lại chính là tương lai của các học sinh sau này. Với những kiến thức rỗng tuếch mà các em học thì thử hỏi liệu công việc mà các em làm sẽ như thế nào. Không chỉ vậy, khi mà cái lối học đối phó đã ăn sâu vào tiềm thức của các em rồi thì khi làm bất cứ công việc gì cũng chỉ là làm một cách qua loa, đối phó cho đủ số lượng thôi. Khi đó chính là ảnh hưởng lớn tới cả xã hội.

Chính bởi những tác hại vô cùng lớn của việc học đối phó nên chúng ta cần có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Bản thân mỗi học sinh trước tiên cần tự nhận thức được mặt hại của việc học đối phó, hiểu được vai trò quan trọng của việc học đối với tương lai sau này, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức. Đối với các giáo viên cũng cần tìm ra những phương pháp học tập mới để khơi gợi sự hứng thú, yêu thích của học sinh với việc học.

Học sinh là mầm non, là tương lai của đất nước. Việc ngăn chặn tình trạng học đối phó là mối quan tâm hàng đầu chúng ta cần giải quyết để đất nước ngày càng phát triển.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Gonduc
01/03/2021 21:47:11
+4đ tặng
Khi có những hành động học qua loa, đối phó, học sinh thấy điều đó rất tốt. Học qua loa họ vẫn có đầy đủ bài mà không cần tốn quá nhiều công sức, lại có thời gian làm những bài khác. Nhưng học sinh lại không nhìn được những tác hại đằng sau cái lợi nhất thời đó. Người ta thường nói rằng cái gì đến quá dễ dàng và nhanh chóng thường sẽ không bên lâu. Kiểu học như thế chỉ giúp cho học sinh hoàn thành bài tập giao lúc đó, đạt yêu cầu khi ấy. Thực tế, trong đầu họ không có thêm một chút kiến thức. Sau mỗi lần làm bài đối phó, lượng kiến thức cứ tăng lên trong khi trong khi lượng tri thức không hề tăng, chưa nói đến rằng nó sẽ giảm khi chúng ta càng ngày càng lười suy nghĩ và ghi nhớ. Kết quả học tập của những người học hành đối phó, không quyết tâm chắc chắn sẽ không thể bằng những người cố gắng, quyết tâm và cả sự chăm chỉ nữa. Về lâu dài, học đối phó là một con dao, chặt đứt con đường học của bạn. Học qua loa, đối phó còn là liên quan đến ý thức và thái độ của con người. Mọi thứ đều có thể với sự quyết tâm, lòng nhiệt huyết và thái độ nghiêm túc với việc mình làm, như Steve Jobs đã khẳng định: “Điều duy nhất để tạo nên thành công là yêu điều mình làm”. Việc nhỏ cũng không làm được nói chi đến việc lớn. Với thái độ như thế, có dễ dàng sống trong xã hội ngày càng tiến bộ và cạnh tranh như ngày nay? Một xã hội chỉ có những con người lúc nào cũng lo đối phó, qua loa, luôn nghĩ cho mình như thế, liệu có thể phát triển?  Thái độ với công việc, với cuộc sống chính là cách quyết định trình độ phát triển giữa con người với con người, giữa quốc gia với quốc gia. Đó chính là sự khác biết giữa con người Nhật Bản và con người Việt Nam, giữa Hoa Kì và Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư