Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm phép điệp ngữ và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng nhiều lần trong bài thô di đương

Tìm phép điệp ngữ và nêu hiệu quả nghệ thuật cua phep điệp ngữ dc sữ dung nhiều lần trg bài thô di đương

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.264
21
1
Hà Vy
02/03/2021 09:00:54
+5đ tặng

Những điệp ngữ trong bài:

Câu thứ nhất: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan" có nghĩa là:" đi đường mới biết đi đường khó". Cụm từ tẩu lộ được sử dụng hai lần. Hình thức điệp ngữ này có tác dụng nhấn mạnh ý: "Đi đường mới biết gian lao"

- Câu thứ hai và câu thứ ba: "Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng báo cao phong hậu"

Có nghĩa là: "Hết lớp núi này lại đến lớp núi khác- Khi đã vượt hết các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót". Ở đây, hai tiếng trùng san xuất hiện tới ba lần. Cách sử dụng điệp ngữ này có tác dụng khắc họa đậm nét cảnh tượng núi non trùng điệp, qua lớp núi này lại đến lớp núi khác; từ đó nhấn mạnh sự gian nan, vất vả chồng chất của người đi đường.

Đánh giá bản dịch thơ: Bản dịch thơ thanh thoát, thể thơ lục bát được sử dụng khá nhuần nguyễn, phần nào thể hiện được nhịp điệu của những câu thơ trong nguyên tác, nhất là câu thứ hai và ba. Thật khó có thể dịch hay hơn. Tuy vậy, bản dịch đôi chỗ chưa sát và chưa thể hiện được đầy đủ tinh thần nguyên tác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
9
Nguyễn Nguyễn
02/03/2021 10:58:45
+4đ tặng

Trong nguyên tác chữ Hán, bài thơ có hai trường hợp tác giả sử dụng điệp ngữ :

– Câu thứ nhất : ” Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan” có nghĩa là ” (Có) đi đường mới biết đi đường khó”. Cụm từ tâu lộ được sử dụng hai lần. Hình thức điệp ngữ này có tác dụng nhấn mạnh ý : “Đi đường mới biết gian lao”.

– Câu thứ hai và thứ ba :

Trùng san chi ngoại hựu trùng san ;

Trùng san đăng đáo cao phong hậu,

Có nghĩa là : “Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác – Khi đã vượt hết các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót”, ở đây, hai tiếng tiùng san xuất hiện tới ba lần. Cách sử dụng điệp ngữ này có tác dụng khắc hoạ đậm nét cảnh tượng núi non trùng điệp, qua lớp núi này lại đến lớp núi khác ; từ đó, nhấn mạnh sự gian nan, vất vả chồng chất của người đi đường.

Bản dịch thơ thanh thoát, thể thơ lục bát được sử dụng khá nhuần nhuyễn, phần nào thể hiện được nhịp điệu của những câu thơ trong nguyên tác, nhất là ở câu thứ hai và ba. Thật khó có thể dịch hay hơn. Tuy vậy, bản dịch đôi chỗ chưa sát và chưa thể hiện được đầy đủ tinh thần nguyên tác.

 đoạn văn: Trong hai câu thơ đầu, người đọc như cảm thấy sự vất vả, gian khó, một tâm trạng suy tư của Hồ Chí Minh thì hai câu cuối, tâm trạng cũng mang một màu vui vẻ khác thường. Từ tư thế một người tù đang trong cảnh đày đọa, Hồ Chí Minh bỗng vụt đứng lên trong tư thế của người tự do, Người chẳng còn mang xiềng xích, cũng chẳng bị đọa đày, tất cả chỉ là cảm giác vui sướng, ung dung trước không gian mênh mông, bát ngát của đất trời. Và từ trong sâu thẳm tâm hồn của Người đang reo vui thật rộn rã. Câu thơ thứ tư ấy thốt ra, mừng rỡ vô cùng. Sau chặng đường dài vất vả , cuối cùng người tù Cách mạng ấy cũng đã chạm, ngắm nhìn thiên nhiên mà Người yêu quý .Đây hẳn  là lời gửi gắm sâu thẳm của Người trên con đường Cách mạng rằng: con đường Cách mạng chắc chắn sẽ khó khăn, trở ngại, thách thức nhưng khi bước chân được đến đỉnh của nó, chúng ta chắc chắn sẽ thu được thành công thật xứng đáng. Và để làm được điều đó, chúng ta phải giữ được ý chí, tin tưởng vào đường lối Cách mạng của Đảng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×