Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Học sinh văn minh thanh lịch là không nói tục chửi bậy, theo em đúng hay sai

2 trả lời
Hỏi chi tiết
547
22
7
TuanAnh
02/03/2021 08:41:45
+5đ tặng

àng ngày, chúng ta giao tiếp với nhau thông qua từng lời ăn, tiếng nói. Với học sinh, việc nói năng sao cho phải, cho đúng phù hợp với đạo đức xã hội để khi đánh giá, nhìn nhận về giới trẻ học đường , ta có được cái nhìn tốt đẹp nhất.

Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức , hàng ngày các bạn học sinh cũng như bao con nguời bình thường khác tiếp xúc , giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác, lao động dưới hình thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường, môi trường mang tính giáo dục cao. Được sống, được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học, bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện, đúng mực hơn. Đánh giá một con người, trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn, tiếng nói của người đó.

Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh , thanh lịch được đánh giá qua những chuẩn mực nào . Truớc hết , đó là những lời nói không bậy bạ , sai trái , không văng tục chửi thề 

"Văn minh" là hội nhập theo cái mới, cái đúng đắn hiện có mà hàng ngày con người, xã hội đang từng bước hoàn thiện. Để lời ăn, tiếng nói thực sự là của một học sinh văn minh, thanh lịch thì chính bản thân học sinh đó trước tiên phải tự ý thức về suy nghĩ về lời nói của bản thân mình. Suy nghĩ dẫn dắt lời nói vì thế phải nghĩ sao cho đúng để xưng hô , nói năng cho phù hợp .Nếu như khi giao tiếp với thầy cô, giáo sẽ khác như khi giao tiếp với gia đình, bạn bè; mỗi giao tiếp sẽ có những chuẩn mực riêng. Bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế là hàng ngày sống, học tập trong môi trường, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh , thanh lịch hàng ngày.

Bình luận lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh thanh lịch – Bài làm 3

Đề thi học sinh giỏi Văn quốc gia của Trung Quốc có câu: “Một câu nói cửa miệng của người dân Trung Quốc”. Tôi đã may mắn được lắng nghe trên đài một bài văn xuất sắc trong kì thi ấy. Và bạn có biết học sinh đó đã viết về câu nói gì không? Đó chính là câu hỏi: “Ăn cơm chưa đấy?”. Từ một lời chào hỏi xã giao bình thường mà học sinh đó đã khái quát được cả quá trình lịch sử, phát triển của xã hội Trung Quốc, giải thích được cội nguồn, ý nghĩa và sự tồn tại cùa câu nói “Ăn cơm chưa đấy?” trong văn hóa giao tiếp. Nó không chỉ là lời chào hỏi lịch sự, gần gũi mà còn thể hiện khát khao no đủ, hạnh phúc muôn đời cùa người dân Trung Quốc. Còn tôi, trước đề bài: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch” tôi đã suy nghĩ rất nhiều về hai tiếng “Cảm ơn!”.

“Cảm ơn” là từ đáp thể hiện sự biết ơn của mình với lòng tốt hay sự giúp đỡ của người khác. Chứng ta thường nói “Cảm ơn!” trong những lúc như thế nào?

Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện cổ tích Bà cháu. Hai đứa cháu đã sung sướng vô cùng khi được bà tiên giúp đỡ cứu sống lại bà nội cho mình. Chúng chấp nhận một cuộc đời khốn khổ, thiếu thốn, chỉ cần có bà nội kề bên. Bà tiên đã giúp chúng sống lại trong tình thương vô bờ bến cúa bà nội. Sự giàu có trong trái tim và tâm hồn khiến chúng cảm thấy hạnh phúc. Khi đó chúng đã thốt lên lời “Cảm ơn!” với bà tiên tốt bụng…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
11
Nguyễn anh thư
02/03/2021 08:42:08
+4đ tặng

Thói quen xấu ban đầu chỉ như vị khách qua đường, dần dần trở thành người bạn thân sống chung và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính. Vì vậy hiện tượng nói tục chửi bậy ở giới trẻ hiện nay có thể nói là một thói quen dân dã khó bỏ. Một khi thói quen xấu ấy đã ăn sâu vào máu thì khó mà bỏ được. Vì vậy có thể nói, để không bị những thói quen tật xấu ấy ngự trị thì phải có bản lĩnh vững vàng, trách nhiệm, không dễ dàng bị cái xấu chế ngự.

Xã hội đang ngày một văn minh, con người cần đẩy lui những hiện tượng xấu ra khỏi môi trường sống của bản thân. Không nói tục chửi bậy không chỉ tạo nên một nét đẹp văn hóa, mà còn giúp cho cuộc sống thêm tươi đẹp, lành mạnh. Con người, đặc biệt là giới trẻ phải bài trừ thói xấu để trở thành những con người văn minh, lịch sự hơn.

Hiện tượng nói tục, chửi bậy ở giới trẻ ngày càng trở thành vấn đề mà cả xã hội quan tâm.Người ta vẫn nói “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang.Người không nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Đó đều là những câu nói khuyên nhủ chúng ta nên lịch sự trong giao tiếp để có thể tạo môi trường lành mạnh, trong sáng nhất.Xã hội đang ngày một văn minh, con người cần đẩy lùi những hiện tượng xấu ra khỏi môi trường sống của bản thân. Không nói tục chửi bậy không chỉ tạo nên một nét đẹp văn hóa, mà còn giúp cho cuộc sống thêm tươi đẹp, lành mạnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo