Nhà thơ Phạm Tiến Duật luôn luôn là nhà thơ nổi tiếng bởi ở ông luôn có được một tiếng thơ của người chiến sĩ được hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Có thể nói được rằng “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” chính là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất vừa nói lên được hình ảnh của những người lính anh hùng và những khó khăn ác liệt trong những năm tháng chiến tranh. Tác phẩm đã mang đến cho Phạm Tiến Duật có được tên tuổi trong làng thơ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Không khó để có thể nhận thấy rằng chính bài thơ làm hiện lên chiếc xe không kính lúc này đây dường như cũng đang vượt qua bom đạn băng băng tiến ra tiền phương. Thực sự người đọc lại nhận thấy được ở đây có một hình tượng thật độc đáo vì xưa nay ít có được. Có ai xưa nay thấy được loại xe không kính qua lại trên mọi nẻo đường không? Thế nhưng ta bắt gặp ngay chính trên con đường chiến lược Trường Sơn gian khó kia dường như cũng cứ vẫn có loại xe như vậy. Xe không kính như lại vượt qua được biết bao nhiêu là mưa gió, đêm tối mịt mùng nữa để có thể kịp để chở hàng và cũng để tiếp viện cho chiến trường miền Nam. Người đọc cũng có thể nhận thấy được thông qua hình tượng độc đáo vì chiếc xe dường như cũng lại mang được sức mạnh thần kì của một dân tộc đang chiến đấu với một quyết tâm thật sắt đá nữa. Đó là một thời lý tưởng chung là:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
Người đọc cũng có thể nhận thấy với chính hai câu thơ đầu nói rõ vì sao xe “không có kính”. Phạm Tiến Duật lúc này đây dường như cũng đã lại cảm nhận thấy được chính cấu trúc câu thơ dưới hình thức độc đáo chính bằng từ “hỏi – đáp”. Thế rồi cũng chính với chữ “không” đi liền nhau, và cả hai nốt nhấn “bom giật, bom rung” biểu lộ “chất lính” người đọc cũng lại nhìn nhận thấy được cũng chính trong cách nói phóng túng hồn nhiên khiến cho câu thơ mang đậm đặc chất văn xuôi, nhưng đọc lên nghe vẫn thú vị biết bao nhiêu, đúng chất tếu của những người lính:
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.Không có kính không phải vì xe không có kính
Người đọc cũng lại có thể cảm nhận thấy được cũng chính mười bốn câu thơ tiếp theo nó dường như cũng đã lại khắc họa hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thông qua một loạt hình ảnh hoán dụ độc đáo được sử dụng đó chính là hình ảnh con mắt, mái tóc, tim, mặt, nụ cười… Thông qua đây người đọc cũng cảm nhận thấy được nó như có một tư thế ngồi lái “ung dung” tuyệt đẹp biết bao nhiêu:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhà thơ Phạm Tiến Duật dường như cũng đã dành trọn một khổ thơ nói lên những gì người chiến sĩ “nhìn thấy”. Thực sự chính những câu thơ nối tiếp xuất hiện với bao hình ảnh chẳng khắc nào một đoạn phim quay nhanh cả khiến cho người đọc thấy vô cùng thích thú:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
Trong bom rơi bão đạn, thấy những cơn gió xoa mắt đắng,… đó tất cả là những khó khăn mà người lính phải trải qua. Thông qua khổ thơ trên nói đến nói đến gió, đến khỏ thơ sau thì nói đến bụi. Khó khăn như càng gia tăng gấp bội.
Bụi phun tóc trắng như người già.Không có kính, ừ thì có bụi,
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!
Người đọc cũng có thể nhận thấy được có biết bao khó khăn cứ giăng lấp người lính, thế nhưng họ vẫn cứ lạc quan yêu đời. Có thể nhận thấy được sau “bụi” nói đến “mưa”. Những cơn mưa như cả thấy được mưa xối như ngoài trời vậy. Biết bao gian khổ hiện hữu:
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!
Không ai có thể phủ nhận được chính sự nhiệt tình cách mạng của người lính lúc này đây dường như cũng lại không còn là trừu tượng nữa mà được tính bằng những cung đường đi của họ. Thực sự những cung đường đó có biết bao nhiêu mưa bom bão đạn.
Tiếp theo đến với hai khổ thơ thứ 5, thứ 6 thì tác giả ũng đã lại ghi được hình ảnh tiểu đội xe không kính, hơn nữa đó cũng chính là một cuộc trú quân giữa rừng. Thực sự chính sau những chặng đường gian khổ và đầy khó khăn đó thì cũng chính những tháng ngày mưa gió, bụi mù và bom đạn kia họ lại được gặp lại nhau thông qua được những cái bắt tay cũng vô cùng độc đáo. Hơn hết ta lại nhận thấy được chính trong niềm vui gặp gỡ đã có nhiều mất mát hi sinh đến nhường nào:
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Không chỉ vậy lại có những bữa cơm hội ngộ thì ta nhận thấy được tình đồng đội cũng là tình anh em gia đình ruột thịt. Làm sao có thể quên được chính cảnh mắc võng rồi những khó khăn trong chiến đấu thì lúc này dường như cũng họ thật lạc quan:
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấyBếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.
Đến với khổ cuối bài thơ làm nổi bật cái dữ dội cũng như làm nổi bật lên cả sự khốc liệt của chiến tranh nữa. Hình ảnh những chiếc xe vận tải quân sự mang trên mình đầy thương tích này như cũng đã có biết bao hình ảnh người chiến sĩ lái xe dũng cảm hi sinh. Hoàn cảnh thiếu thốn là vậy thế nhưng chỉ cần trong xe có một trái tim là đủ, đây chính là hình ảnh ẩn dụ như cũng đã thể hiện sức mạnh chiến đấu, đồng thời cũng chính là những ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe trẻ vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thân yêu. Những người lính cũng chính vì sự nghiệp thống nhất đất nước họ đã hi sinh quên mình:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước;
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Hình ảnh “Trái tim” ấy chính là hình ảnh ẩn dụ và đó cũng chính là trái tim yêu thương. Hơn hết đó cũng chính là một trái tim sục sôi căm giận? Người đọc dường như cũng nhận thấy được phải chăng câu thơ của Phạm Tiến Duật lúc này đây dường như cũng đã lại có sức mạnh để có thể khơi nguồn cảm hứng từ câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ tịch kính yêu nữa.
Thi phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ chiến sĩ Phạm Tiến Duật là một bài thơ hay và vô cùng độc đáo với những chất liệu về đời sống chiến tranh. Nhưng nó cũng thật là hào hùng biết bao nhiêu, bài thơ nói được phẩm chất anh hùng ca dào dạt bài thơ. Đồng thời cũng còn chính là một sự ca tuyệt đẹp của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn anh hùng.