Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn theo cách diễn dịch vói câu chủ đề sau: ''Ông đồ là một tác phẩm chứa đựng nỗi niềm hoài cổ về một lớp người đã đi vào dĩ vãng''

Viết đoạn văn theo cách diễn dịch vói câu chủ đề sau: ''Ông đồ là một tác phẩm chứa đừng nỗi niềm hoài cổ về một lớp người đã đi vào dĩ vãn''
 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.387
3
2
Nguyễn anh thư
02/03/2021 20:28:58
+5đ tặng
Bài thơ Ông đồ có sự gặp gỡ của hai cảm hứng: thương người và hoài cổ. Thật vậy, qua những dòng thơ tràn ngập cảm hứng nhân đạo của Vũ Đình Liên, người đọc có thể thấy được sự đan xen giữa tình thương với một thế hệ đã xưa cũ cùng thái độ hoài cổ của nhà thơ. Tác giả đã xây dựng hai hình ảnh tương phản giữa ông đồ thời mà chữ Nho được trọng vọng và khi chữ Nho không còn được trọng vọng. Những câu thơ như "Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc khen ngợi tài/ Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay" đều thể hiện được thời mà chữ Nho của ông đồ được yêu thích. Tuy nhiên đối lập với nó là thời Nho học bị suy tàn, xã hội nừa phong kiến nửa thực dân hình thành, làm cho những nhà nho như ông đồ bị đẩy ra khỏi cuộc sống. "Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường ko ai hay/ Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay" thể hiện được hoàn cảnh đáng thương của ông đồ cùng những nhà nho khác bị quên lãng đến tội nghiệp, bị đẩy ra khỏi guồng quay cuộc sống, bị coi là hết thời. Đồng thời, nhà thơ Vũ Đình Liên cũng thể hiện được sự tiếc nuối của ông về một thời Nho học xưa cũ. Nho học tàn lụi do hoàn cảnh lịch sử của đất nước làm tác giả cũng phải đau đớn mà thốt lên "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?" Hồn ở đây là linh hồn của những năm tháng tươi đẹp của dân tộc, là những giá trị hồn cốt của dân tộc bị quên lãng. Nhà thơ đã bày tỏ được tấm lòng hoài cổ của mình về một thời vàng son đã đi qua mãi mãi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Nguyễn Nguyễn
02/03/2021 20:31:15
+4đ tặng

Nếu thơ Xuân Diệu có giọng điệu say đắm, rạo rực, thơ Hàn Mặc Tử có chút điên loạn, thơ Huy Cận có nỗi buồn ảo não thì thơ Vũ Đình Liên lại mang một giọng điệu hoài cổ. Mỗi người nghệ sĩ có phong cách thơ khác nhau, đây là nét riêng biệt để họ được phân biệt với các tác giả khác và cũng là ấn tượng riêng để bạn đọc nhớ đến họ. Tuy sáng tác không nhiều nhưng Vũ Đình Liên đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm giá trị, tiêu biểu là bài thơ “Ông đồ”.
Bài thơ được sáng tác năm 1936 và được đăng trên tạp chí “Tinh hoa”. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế của mình do sự xâm nhập của nền văn hóa phương Tây. Đây cũng là lúc các ông đồ không còn được  trọng vọng do thời thế đã thay đổi. Nhan đề bài thơ gợi nhớ một nét đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng cùng sự tiếc thương vô cùng.

Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông. Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố. Ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy. Hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau để tôn thêm vẻ đẹp của ngày Tết. Màu hồng của hoa đào, màu đen của thỏi mực, màu đỏ của giấy đã làm bức tranh thật sinh động.

Rất nhiều người thuê ông viết chữ, họ không chỉ quý trọng những nét chữ của ông mà họ còn dành cho ông một lòng kính trọng. Ông đã phô diễn tài năng của mình qua các câu đối đỏ, qua những nét chữ rồng bay phượng múa. Phải là một người am hiểu về Hán học, chữ Nho thì ông đồ mới có thể viết những nét chữ tài hoa đến như vậy. Phép tu từ so sánh “như phượng múa rồng bay” đã thể hiện được lòng ngưỡng mộ, sự tôn trọng của Vũ Đình Liên cũng như của nhân dân ta dành cho ông đồ. Đây cũng là sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chơi chữ là một thú vui thể hiện cốt cách thanh cao của người thường thức nó. Đồng thời, người viết chữ cũng được xem như một nghệ sĩ tài ba bởi nét chữ thể hiện được cái tâm, cái chí của người sáng tạo. Không những viết đẹp mà ông còn viết nhanh, điều này thật đáng khâm phục. Những nét chữ uốn lượn một cách tài tình dưới đôi tay của một người có học thức khiến ai cũng muốn thuê ông viết cho câu đối đỏ. Có thể nói, thời đắc ý ông đồ vô cùng đông khách, người ta đến với ông vì sự thán phục những nét chữ phóng khoáng. Cả người viết chữ và người chơi chữ như có mối đồng cảm sâu sắc vì họ đều là người biết yêu và thường thức cái đẹp.

Nhưng khi thời thế thay đổi cũng là lúc ông đồ không còn được trọng vọng, ngưỡng mộ:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…”

Trước đây, người thuê ông đồ viết chữ nhiều là thế nhưng nay họ đã đi đâu hết? Họ vẫn ở đó, vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật  nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một. Tác giả đã miêu tả một khung cảnh quạnh hiu,vắng vẻ đến thê lương. Thời gian đã cuốn trôi đi những gì tươi đẹp của quá khứ khiến con người không khỏi xót xa, tiếc nuối. Câu hỏi tu từ: “Người thuê viết nay đâu?” vang lên với bao đau đớn. Thực tại thú chơi chữ đã không còn được ưa chuộng, người chơi chữ, mua chữ cũng ít dần đi theo năm tháng. Nỗi buồn đã nhuốm sang cả cảnh vật, sang cả những gì vô tri vô giác. Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ.

0
3
Ngân moon
02/03/2021 20:38:07
+3đ tặng
Ông đồ là một tác phẩm chứa đựng nỗi niềm hoài cổ về 1 lớp người đã ik vào dĩ vãng.Bởi vào thời điểm nào đó,văn hóa phương tây tràn đến sự thống trị của ngoại bang dần dần xâm lẫn văn hóa đương thời.Những lớp người xưa cũ như ông đồ trở thành một người của xã hội ấy,ko ai quan tâm,chẳng ai hay biết.Người ta chỉ nhắc tới ông đồ chỉ như nhắc tới một quá khứ xa xôi,khi mà Nho học còn đước trọng vong với một sự hoài niệm đầy xót xa.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo