Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cuộc tổng tiến công nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân 1968

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
160
2
2
Bùi Thu Hà
03/03/2021 15:34:29
+5đ tặng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Nhạt
03/03/2021 15:34:41
+4đ tặng

Đầu năm 1965, chiến lược "chiến tranh đặc biệt" bị phá sản, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ", ồ ạt đưa quân Mỹ vào tham chiến ở quy mô lớn ở miền Nam, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Tham vọng của đế quốc Mỹ trong chiến lược "chiến tranh cục bộ" là đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng từ 25 đến 30 tháng, với kế hoạch ba giai đoạn, hai cuộc phản công chiến lược, mà giai đoạn ba dự tính là hoàn thành việc tiêu diệt khối chủ lực của ta, tiếp tục bình định miền Nam, rút quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ về nước vào cuối năm 1967. Đứng trước tình thế đó, Đảng ta khẳng định: "Với việc thay đổi chiến lược chiến tranh như trên của đế quốc Mỹ, cách mạng và cuộc kháng chiến của nhân dân ta đứng trước một tình thế hiểm nghèo. Đảng ta, nhân dân ta sẽ đối phó với thách thức ấy như thế nào? Trên chiến trường, cách đánh với quân Mỹ sẽ ra sao? Có tiếp tục đấu tranh chính trị được nữa hay không? Vận mệnh của dân tộc, chiều hướng phát triển của sự nghiệp cách mạng nước ta và trên một mức độ nào đó của cả phong trào cách mạng thế giới, phụ thuộc vào câu trả lời về cách thức chúng ta xử trí tình huống chiến lược hệ trọng này"(1) .

Trước sự thay đổi nhanh chóng của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược, Đảng Lao động Việt Nam đã đánh giá tình hình chiến lược mới một cách bình tĩnh và sáng suốt, tạo nên sự nhất trí cao trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, cả nước một lòng thực hiện Lời kêu gọi vang dậy núi sông của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn"(2). Theo đó, với khí thế quyết chiến, quyết thắng, quân dân ta đã đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của địch ở miền Nam, đánh bại một bước chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, tạo đà cho cách mạng Việt Nam tiến lên.

Tháng 4-1967, đồng chí Nguyễn Chí Thanh ra miền Bắc báo cáo về tình hình miền Nam và đề xuất phải tổ chức những cuộc tiến công đánh thẳng vào hang ổ của địch trong các thành phố, thị xã để tạo chuyển biến lớn. Đồng chí Lê Duẩn tán thành ý kiến của đồng chí Nguyễn Chí Thanh. Đây cũng là vấn đề mà đồng chí Lê Duẩn đang trăn trở, ý đồ chiến lược theo đó ngày càng sáng tỏ thêm.

Xuất phát từ những suy nghĩ trên, khi trao đổi với đồng chí Văn Tiến Dũng về kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu, đồng chí Lê Duẩn nảy ra ý định phải có cách đánh mới, phải khởi nghĩa và tiến công địch ở đô thị, nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Tuy nhiên, cách đánh mới như thế nào thì chưa hình dung được cụ thể. Song theo các đồng chí thì phải khởi nghĩa và đánh vào đầu não địch ở các trung tâm thành phố - nơi địch cho là an toàn và ổn định nhất. Có làm được như vậy mới đánh bại địch về chiến lược. Vì đánh được vào các thành phố, nhất là Sài Gòn, mới làm "thôi động" hậu phương địch, làm rung động nước Mỹ, tạo nên làn sóng đấu tranh chính trị của nhân dân các đô thị miền Nam, nhân dân Mỹ, đồng thời cũng để tỏ rõ thế và lực của ta mạnh chứ không tàn lụi như đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn tuyên truyền.

Tháng 5-1967, ngay sau khi cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của quân Mỹ kết thúc, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá tình hình, xem xét dự thảo Kế hoạch chiến lược Đông - Xuân 1967 - 1968. Tiếp đó, tháng 6-1967, Hội nghị Bộ Chính trị được triệu tập và bàn bạc rất kỹ dự thảo kế hoạch chiến lược này. Hội nghị nhận định, thắng lợi của quân và dân ta giành được trên cả hai miền Nam, Bắc là to lớn, toàn diện. Thắng lợi đó đã làm thất bại một bước rất cơ bản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, đẩy chúng vào thế lúng túng, bị động về chiến lược.

Hội nghị còn nhận định, về phía ta, cả thế và lực đang có những tiến bộ, cho phép ta "trên cơ sở phương châm đánh lâu dài, đẩy mạnh nỗ lực chủ quan đến mức cao nhất để giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn"(3). Nhưng tương đối ngắn là bao lâu? Tuy bàn bạc rất tỉ mỉ về tương quan lực lượng lúc đó nhưng Hội nghị cũng chỉ có thể dự kiến sẽ giành thắng lợi quyết định trong năm 1968 theo phương hướng đánh lớn. Muốn vậy, nhiệm vụ quân sự của ta là phải tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Mỹ, làm mất khả năng tiến công của chúng, đồng thời phải tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân đội Sài Gòn, khiến cho chúng không còn là lực lượng chiến lược trong tiến công và phòng ngự mà Mỹ dựa vào đó để tiến hành chiến tranh.

Từ ngày 20 đến ngày 24-10-1967, Bộ Chính trị họp bàn cụ thể hơn về chủ trương và kế hoạch chiến lược năm 1968 - kế hoạch tiến công táo bạo "Tết Mậu Thân” lịch sử. Tại Hội nghị này, thay mặt Quân ủy Trung ương, đồng chí Văn Tiến Dũng trình bày dự thảo Kế hoạch chiến lược Đông - Xuân - Hè 1967-1968 làm cơ sở cho Bộ Chính trị bàn bạc và thảo luận. Bên cạnh đó, Hội nghị còn dành thời gian nghe báo cáo về tình hình địch của Cục 2, về tình hình ta của Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu, về các kế hoạch tác chiến của Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khu 5, Tây Nguyên và Nam Bộ. Trên cơ sở đường lối độc lập, tự chủ và thảo luận kỹ các báo cáo, đặc biệt là Kế hoạch Đông - Xuân - Hè 1967-1968 do Quân ủy Trung ương dự thảo, Bộ Chính trị chủ trương tạo một bất ngờ lớn về chiến lược đánh địch. Để tạo được bất ngờ về chiến lược, Bộ Chính trị quyết định thời gian bắt đầu mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân. Tiếp đó, tháng 11-1967, Bộ Chính trị họp tiếp để bàn cụ thể về Kế hoạch tổng khởi nghĩa ở các đô thị miền Nam.

Quán triệt chủ trương của Bộ Chính trị, các chiến trường, các địa phương nhanh chóng bắt tay chuẩn bị trực tiếp cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, cụ thể: xây dựng và hoàn chỉnh phương án, kế hoạch công kích; khởi nghĩa; tổ chức, điều động, bố trí lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị; phân chia chiến trường; tổ chức hệ thống bảo đảm hậu cần; triển khai mạng lưới giao liên từ căn cứ xuống vùng ven, vào nội thành; chuẩn bị khu vực, địa điểm cất giấu lực lượng và địa bàn xuất phát tiến công; điều tra các mục tiêu và nắm tình hình cũng như quy luật hoạt động của địch ở nội đô. Đồng thời, huy động lực lượng bí mật bằng nhiều đường, nhiều loại phương tiện vận chuyển vũ khí vào nội thành cất giấu... Để khắc phục mọi khó khăn, các địa phương, các chiến trường đã phân cấp, phân hướng, trên dưới đồng thời chuẩn bị. Trong điều kiện thời gian gấp, chiến trường chia cắt, hơn một triệu quân Mỹ, quân đội Sài Gòn, quân một số nước đồng minh của đế quốc Mỹ với bộ máy kìm kẹp cùng mạng lưới tình báo, gián điệp, chỉ điểm giăng rộng và trà trộn khắp mọi nơi nhưng quá trình chuẩn bị của ta vẫn giữ bí mật tuyệt đối và cơ bản hoàn tất trước khi ngày giờ nổ súng bắt đầu.

Cùng với quá trình chuẩn bị, các chiến trường mở đợt hoạt động Thu - Đông 1967. Đợt hoạt động này nằm trong khuôn khổ giai đoạn 1 của kế hoạch tác chiến chiến lược. Mục đích của đợt hoạt động là trực tiếp tạo thế, tạo lực cho Tết Mậu Thân, buộc địch phải phân tán binh lực, nghi binh làm lạc hướng chú ý của chúng, tạo thêm điều kiện cho quá trình chuẩn bị của ta. Vì thế, ở vùng ven đô thị và vùng nông thôn đồng bằng, lực lượng vũ trang ta được lệnh duy trì các hoạt động. Trong khi đó, chủ lực Quân giải phóng liên tiếp mở các chiến dịch có quy mô tương đối lớn ở khu vực rừng núi nhằm đánh bồi vào quân Mỹ, phá kế hoạch chuẩn bị phản công lần thứ ba của chúng và lôi kéo, ghìm chân một bộ phận quan trọng chủ lực Mỹ tại vòng ngoài(4).

Cùng với hoạt động trên chiến trường miền Nam trong Thu - Đông 1967, cơ quan chỉ đạo chiến lược đã đề ra các biện pháp nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của bộ chỉ huy đối phương(5).

Toàn bộ những hoạt động trên đây của ta không lọt qua sự chú ý của giới lãnh đạo nước Mỹ và Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn. Cuối năm 1967, chúng nhận định: Trong năm 1968, trọng tâm hoạt động của ta chỉ là chống phá bình định, mở một số trận đánh dọc miền biên giới, tiến công các mục tiêu ở hai tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên, tìm cách bảo tồn lực lượng, cố gắng duy trì mức độ giao tranh như năm 1967.

Từ nhận định này, chúng chủ trương tiếp tục mở cuộc phản công chiến lược lần thứ ba, mùa khô 1967-1978 mà hướng chủ yếu vẫn là miền Đông Nam Bộ và hướng quan trọng là Trị - Thiên nhằm duy trì thế giằng co, tránh mọi sự đảo lộn bất ngờ, chờ cho kỳ bầu cử tổng thống mới ở Mỹ kết thúc sẽ tính toán bước đi tiếp theo.

Ngày 28-12-1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, chính thức thông qua Kế hoạch chiến lược năm 1968 và chủ trương: "Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định"(6). Bộ Chính trị quyết định: "Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích - tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định"(7).

Bộ Chính trị dự kiến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy có thể phát triển theo ba khả năng:

Một là, ta giành được thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, những cuộc công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn, ý chí xâm lược của địch bị đè bẹp, địch phải chịu thương lượng đi đến kết thúc chiến tranh theo mục tiêu, yêu cầu của ta.

Hai là, tuy ta giành thắng lợi quan trọng nhiều nơi nhưng địch vẫn còn lực lượng dựa vào những căn cứ lớn và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào phản công giành lại những vị trí quan trọng và các đô thị lớn - nhất là Sài Gòn để tiếp tục chiến đấu với ta.

Ba là, Mỹ tăng cường nhiều lực lượng, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sang Lào và Campuchia hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh, gỡ thế đang thua của chúng. Bộ Chính trị cũng chỉ rõ: ta phải nỗ lực phi thường giành thắng lợi cao nhất theo khả năng một, nhưng phải chuẩn bị sẵn sàng chủ động đối phó với khả năng hai, khả năng ba, tuy ít.

Tháng 1-1968, để giữ bí mật ý đồ chiến lược, Ban Chấp hành Trung ương lên họp ở Kim Bôi, Hòa Bình để thông qua Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12-1967. Hội nghị Trung ương phân tích sâu sắc, toàn diện các vấn đề Bộ Chính trị nêu ra, tính kỹ các phương án, cuối cùng Trung ương nhất trí với Bộ Chính trị và lấy đó làm Nghị quyết Trung ương lần thứ 14. Phát biểu trong Hội nghị, đồng chí Trường Chinh cho đây là một sáng tạo lớn của Đảng.

Căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh gấp rút hoàn chỉnh lần cuối phương án tổng công kích - tổng khởi nghĩa và xác định cụ thể: "Cùng với đòn tiến công của bộ đội chủ lực ở hướng phối hợp chiến lược đặc biệt quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh, nhằm thu hút, giam chân lực lượng chiến lược của địch, một đòn tiến công chiến lược đánh vào thị xã, thành phố quy mô trên toàn miền Nam, kết hợp với nổi dậy của quần chúng nông thôn và đô thị, mở đầu cho tổng công kích - tổng khởi nghĩa, lấy chiến trường chính là Sài Gòn, Gia Định, Đà Nẵng, Huế; trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định, Huế - Đà Nẵng và các thành phố lớn"(8).

Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng và thấm nhuần sâu sắc tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đêm 30 rạng ngày 31-1-1968, quân dân miền Nam từ Trị - Thiên đến Khu 5 và Nam Bộ đã tiến công và nổi dậy đồng loạt hướng trọng điểm nhằm vào các thành phố, thị xã, nhất là các hang ổ của địch ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, các căn cứ quân sự, sân bay, bến cảng, kho tàng lớn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên toàn miền, gây cho chúng tổn thất lớn và choáng váng nhiều ngày, đối phó bị động, lúng túng ở tất cả các vùng chiến lược, nhiều nơi ta đánh chiếm và làm chủ được nhiều ngày.

Ở Huế, quân và dân ta hoàn toàn làm chủ thành phố, đánh lui hàng trăm đợt phản kích của địch. Ở Sài Gòn - Gia Định, sào huyệt đầu não của địch, quân và dân ta tập kích nhiều mục tiêu quan trọng như Tòa Đại sứ Mỹ, dinh "Gia Long", Bộ Tổng Tham mưu quân đội Sài Gòn... là những nơi đề xướng và điều hành mọi tội ác chiến tranh chống nhân dân, chống cách mạng. Đánh phá làm tê liệt nhiều hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, làm ngưng trệ việc vận chuyển và thông tin liên lạc của địch trong nhiều ngày, nhiều giờ. Phối hợp chặt chẽ với tiến công, đội quân chính trị hùng hậu của nhân dân ở cả nông thôn và thành thị nổi dậy mạnh mẽ, lật đổ bộ máy chính quyền cơ sở, phá ách kìm kẹp của địch ở nhiều nơi, san bằng hàng loạt "ấp chiến lược", giành quyền làm chủ nhiều vùng rộng lớn, xây dựng và củng cố hậu phương trực tiếp, mở rộng địa bàn của ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×