Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chiếu dời đô ra đời khi Lí Thái Tổ mới lên ngôi, qua đó ta thấy được một vị vua tốt, luôn nhìn xa trông rộng, là một bậc quân nhân mẫu mực, biết quan tâm đến đời sống nhân dân, đau xót khi nhìn thấy con dân cực khổ và không màng đến những chi tiết đẹp đẽ cầu kì như các vị vua đời trước. Cùng Đọc tài liệu chứng minh tác phẩm Chiếu dời đô để hiểu rõ hơn sức thuyết phục của nó dựa trên kết cấu thật sự vô cùng tuyệt vời nhé:
VĂN MẪU CHIẾU DỜI ĐÔ CÓ KẾT CẤU CHẶT CHẼ, LẬP LUẬT GIÀU SỨC THUYẾT PHỤCChiếu dời đô của Lý Công Uẩn là một bài Chiếu có kết cấu chặt chẽ, gồm 214 chữ (trong nguyên bản chữ Hán), ý tứ sâu xa, ngôn từ phong phú và thuyết phục, Lý Công Uẩn đã bày tỏ với bề tôi và thần dân của mình hai vấn đề quan trọng: Lý do phải dời đô và việc lựa chọn, xây dựng Kinh đô mới.
Phần đầu của bài Chiếu làm nhiệm vụ đặt vấn đề và có dung lượng câu chữ lớn hơn phần sau. Điều đó là hợp lý bởi nó có nhiệm vụ thuyết phục hàng triệu thần dân, đặc biệt là với những người mà quyền lợi đã gắn bó với Hoa Lư từ bao đời nay, sức ỳ ở họ là rất lớn. Đó là chưa nói tới những lực lượng chống đối, những kẻ quyền quý vừa bị tước đoạt ngôi bá chủ thiên hạ đang lẩn quất trong núi rừng Hoa Lư hiểm trở, họ cũng đang chờ đợi thời cơ để lật ngược thế cờ từ tay vị vua trẻ. Việc dời đô vì vậy ngoài những lý do cao cả mang ý nghĩa dân tộc, thời đại, còn là một việc nên nhanh chóng tiến hành để giúp Lý Công Uẩn thoát khỏi áp lực của các thế lực cũ, củng cố và khẳng định địa vị độc lập, tự chủ của mình ở một miền đất mới.
Mở đầu bài Chiếu, Lý Công Uẩn đưa ra những dẫn chứng hùng hồn từ sử sách Trung Hoa cho thấy việc dời đô xưa nay không hiếm nhưng thiên đô là một việc lớn không thể chỉ tuân theo lợi ích vị kỷ của mỗi cá nhân. Việc làm của các vua Bàn Canh nhà Thương, Thành Vương nhà Chu không phải là việc làm tự tiện theo riêng mình mà với mục đích chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận lợi thì thay đổi. Đó là lý do khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đây chính là mục đích của việc dời đô và cũng là phương châm hành động của Lý Công Uẩn. Vị Hoàng đế vốn là một danh tướng dũng mãnh đã mở đầu bài Chiếu bằng những kinh nghiệm xương máu rút ra từ lịch sử để thuyết phục lòng người bằng lý lẽ hùng hồn chứ không phải bằng quyền uy của một người đứng đầu thiên hạ. Ông khẳng định việc làm của mình là vì lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển dài lâu của dân tộc, chọn nơi trung tâm đất nước, trước hết là để tính kế lâu dài, đem lại ấm no cho con cháu. Việc làm ấy là hoàn toàn thuận theo ý trời, hợp với lòng dân - những người đã chán ghét cựu triều và đặt niềm tin vào triều đại mới sẽ đem lại sự ổn định cho đất nước. Từ việc xác định rõ lý do và việc cấp bách phải dời đô, Lý Công Uẩn đã nói đến chuyện trong nước: Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. Nạn cát cứ đã thành tai họa của dân tộc một thời. Một đất nước sẽ chưa thật sự trưởng thành một khi các vị hoàng đế thắng trận, để củng cố địa vị và lực lượng cứ phải đóng đô cát cứ trên quê hương mình, cố thủ giữ mình với một tầm nhìn thiển cận. Cố đô Hoa Lư với địa thế núi rừng, sông nước hiểm trở, đã có một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc thống nhất đất nước của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh và là hậu phương vững chắc cho chiến công oanh liệt của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, nhưng nay nó không còn phù hợp với công cuộc xây dựng và phát triển một quốc gia hùng mạnh thời bình nữa. Địa thế Hoa Lư với núi rừng bao bọc chỉ phù hợp với những trận chiến ở quy mô nhỏ, không có tầm bao quát toàn cục đất nước, hợp với thế phòng thủ hơn tấn công, lại không phải ở nơi trung tâm đất nước, giao thông chủ yếu chỉ bằng đường thủy. Cuối triều Tiền Lê, sau khi Lê Hoàn mất, các hoàng tử chém giết lẫn nhau tranh giành ngai vàng gây nên bao cảnh nồi da xáo thịt. Lê Long Đĩnh, vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê lại là một bạo chúa, lấy việc chém giết, dâm dục làm vui. Đất nước rơi vào cảnh suy thoái, trầm luân, lòng người ly tán. Trong một bối cảnh như vậy, việc thiên đô là hợp lẽ tự nhiên, thuận theo lòng người. Nếu là một ông vua tầm , con người vì dân, vì nước ấy đã chọn Đại La. Việc làm đó đã thể hiện tầm nhìn xa tthường, vị kỷ, có lẽ Lý Công Uẩn đã cho dời đô về quê mình, cũng là quê hương của vị quân sư đại tài Vạn Hạnh. Đó là châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang - vốn cũng là một nơi đô hội, dân cư đông đúc, mùa màng tươi tốt, đất đai phì nhiêu, bằng phẳng. Nhưng không rông rộng, tầm nhìn chiến lược lâu dài của một bậc minh quân, đặt trách nhiệm với non sông, đất nước lên trên mọi lợi ích cá nhân vị kỷ. Việc dời đô và lựa chọn Kinh đô mới đã chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc Việt trên bước đường phát triển của mình. Cả dân tộc đã giống như một dòng sông lớn, dòng sông ấy đã băng mình ra biển cả đại dương, kiên quyết vượt qua những thác ghềnh hiểm trở, nó không còn chịu uốn mình lẩn khuất trong những mương mạch chật hẹp nữa. Việc dời đô khỏi Hoa Lư để xây dựng Kinh đô mới, nơi trung tâm hội tụ khí thiêng của sông núi sẽ đưa dân tộc thoát ra khỏi sự cát cứ vùng miền và cũng là thoát khỏi những nghĩ suy chật hẹp để vươn mình lên những tầm tư tưởng lớn lao, tạo nên vị thế mới cho đất nước, sẽ là tiền đề làm xuất hiện một thế hệ những người anh hùng mới, kết tinh tư tưởng dân tộc và thời đại, tài giỏi thông tuệ về nhiều phương diện, mang dáng vóc và uy danh của dân tộc Đại Việt. Lý Công Uẩn chính là đại diện cho thế hệ đầu tiên của những con người khổng lồ về trí tuệ và thể chất đó. Tiếp nối ông sẽ là những vị vua như Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, những danh tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông, Phạm Ngũ Lão... Tiền đồ tốt đẹp đáng tự hào ấy được bắt đầu từ ngày chiến thuyền của Lý Công Uẩn dời rừng núi Hoa Lư để tiến về phía Bắc.
Lời lẽ mở đầu của bài Chiếu vừa hào hùng, có sự kết hợp giữa lẽ và tình, với sự suy luận mạch lạc, đem lại cho người nghe, người đọc một nhận thức sâu sắc về lẽ phải và sự hợp lý của việc phải dời đô. Sức thuyết phục của bài Chiếu không ở chỗ dài lời, dàn trải. Thông qua phép đối, dưới hình thức văn biền ngẫu, Lý Công Uẩn đã đưa ra những lập luận, lý lẽ và chứng cứ hết sức thuyết phục. Đó không phải là những lời lẽ cứng nhắc, thuần túy mệnh lệnh của bậc đế vương (vốn là văn phong quan phương của thể Chiếu) mà đó chính là lý lẽ của sự thông tuệ, thấu hiểu, của niềm cảm thông, của nghệ thuật hùng biện xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc, là lời tâm tình bộc trực của một vị minh quân. Sự kết hợp giữa lý và tình có sức thuyết phục cao, giàu cảm xúc, cùng với lối xưng hô thân mật và nỗi niềm đau xót cho dân chúng và giang sơn đất nước (Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không đổi dời) sẽ là giọng điệu chung xuyên suốt bài Chiếu.
Đoạn mở đầu của bài Chiếu đã tạo được niềm tin tưởng trong lòng người về mục đích cao cả của việc cần thiết phải dời đô. Nhưng đoạn tiếp theo không kém quan trọng là phải thuyết phục được muôn dân chọn thành cổ Đại La để xây dựng Kinh đô mới. Cả hai phần đều hết sức thiết yếu, hỗ trợ lẫn nhau, sự thành công của nhiệm vụ thứ nhất sẽ là tiền đề cho thắng lợi của nhiệm vụ tiếp theo.
Chỉ một thời gian ngắn, sau khi được quần thần đưa lên ngai vàng, Lý Công Uẩn đã có ý định dời đô. Ý định đó nảy sinh vào tháng Giêng thì đến tháng Bảy mùa thu năm Canh tuất (1010) công cuộc vĩ đại đó đã được tiến hành. Rõ ràng bên cạnh sự anh minh, Lý Công Uẩn còn là một ông vua có tính cách quyết đoán và táo bạo. Đại La dưới con mắt của nhà chiến lược thiên tài Lý Công Uẩn có một vị trí thuận lợi đủ đường. Nơi đây đã từng là kinh đô một thuở dưới thời cai trị của Cao Biền, một người nổi danh về tài xem phong thủy. Nơi ấy cũng đã từng chứng kiến những chiến công oanh liệt của các thế hệ con dân đất Việt đánh đuổi quân đô hộ để giải phóng giang sơn đất nước. Và cũng không phải là ngẫu nhiên khi Ngô Vương sau khi đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại độc lập cho dân tộc đã chọn mảnh đất Cổ Loa cao ráo xưa kia của Thục đế An Dương Vương - một địa danh rất gần thành Đại La để định đô. Nhưng điều quan trọng còn là bởi: Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Mục đích cuối cùng của việc lựa chọn kinh đô mới cũng nhất quán với mục đích của việc dời đô khỏi Hoa Lư, đó là vì lợi ích của dân và tương lai lâu bền của xã tắc. Có những người phê phán cái nhìn có tính chất phong thủy của Lý Công Uẩn khi chọn mảnh đất Đại La để xây dựng Kinh đô mới, nhưng cần phải nói rằng chính cái nhìn có tính chất linh nghiệm đó (ngày nay khoa học đã chứng minh vận dụng phong thủy trong việc chọn thế đất trong xây dựng và thiết kế là một cách lựa chọn cần thiết, có tính khoa học, tránh được những tổn thất không đáng có do không hiểu biết về địa hình và thổ địa) đã góp phần quan trọng vào việc tìm ra cho dân tộc một vùng đất xứng danh để xây dựng Kinh đô cho muôn đời. Một Kinh đô vừa ở tư thế tấn công, lại vừa ở vị trí phòng thủ thuận lợi trong thế đối đầu với các thế lực xâm lược phương Bắc. Đó là nơi trung tâm của bốn phương đất nước, giao thông thuận tiện, xung quanh Kinh đô là những vùng đất cổ trù phú lâu đời của tộc Việt với những truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm. Đó chính là chốn địa linh, địa lợi của đất Việt, nơi trung tâm hội tụ tinh hoa của giống nòi. Sau một nghìn năm dựng nước và giữ nước, lịch sử đã chứng minh rằng cái nhìn của Lý Công Uẩn là cái nhìn xuyên thấu lịch sử, cái nhìn của bậc hào kiệt biết mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời.
Kết thúc bài Chiếu vị vua anh minh viết: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? Câu nói ấy thể hiện tinh thần dân chủ vốn là truyền thống của cộng đồng Việt trong những giờ phút quyết định của lịch sử.
Chiếu dời đô là áng văn chương có vẻ đẹp toàn diện: Đó là vẻ đẹp hài hòa của sự thông tuệ, của tấm lòng yêu nước thương dân, của sự hy sinh và lòng quả cảm, của lòng tự tin, tự hào dân tộc, của sự suy ngẫm cho hiện tại và tương lai, của sự tiếp nối truyền thống, của khát vọng cháy bỏng về một đất nước độc lập, thống nhất, thịnh vượng và hùng mạnh. Bài Chiếu vừa là áng văn chính luận súc tích, có kết cấu chặt chẽ, lập luận lôgic, vừa thể hiện lòng nhân ái bao la với thứ ngôn từ hùng biện, thuyết phục và độ lượng, nhân ái mà lại mang tinh thần đối thoại dân chủ.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |