Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm những chi tiết của các nhân vật :Tràng, Thị, Bà cụ Tứ

Tìm những chi tiết của các nhân vật :Tràng, Thị, Bà cụ Tứ 
(Suy nghỉ, lời nói,hành động)

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
315
1
0
Nguyễn Anh Minh
05/03/2021 12:16:57

1. Giới thiệu nhân vật

  • Là một bà mẹ nghèo, già nua (lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già), là dân ngụ cư.
  • Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già.

2. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ

- Trước sự đon đả của đứa con trai ngờ nghệch “bà lão phấp phỏng”.

- Bà không hề hay biết chuyện anh con trai đã nhặt một người vợ về, thấy người đàn bà lạ trong nhà, bà rất ngạc nhiên: “quái, sao lại có một người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?” “người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia?”, “sao lại chào mình bằng u?”

- Sau tất cả sự ngạc nhiên, bà đã hiểu ra “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhoè đi”:

  • Bà thương, buồn tủi cho con trai phải lấy vợ nhặt, mà trong cảnh đói khát mới lấy được vợ “Chao ôi”, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm làm nồi ... còn con mình thì ...”.
  • Bà cũng thấy hờn tủi cho chính mình, có lỗi với con trai bởi không thể lo được chuyện dựng vợ gả chồng cho con chu đáo.
  • Bà cảm thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà, thương cho cả sự ngờ nghệch của đứa con trai: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được ... ”

- Bà mừng vì con trai đã yên bề gia thất: “các con đã phải duyên ... u cũng mừng lòng”, “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên” chấp nhận đứa con dâu vừa được nhặt về.

- Bà cụ Tứ dân lo lắng cho cuộc sống các con sau này: “chúng nó có nuôi nhau sống qua được cơn đói khát này không”, “vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không”

- Bà đối xử tốt với nàng dâu mới bằng sự cảm thông, trân trọng:

  • Ân cần quan tâm con: “Con ngồi đây ... đỡ mỏi chân”,
  • Nói về tương lai với niềm lạc quan “biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời”
  • Bảo ban các con làm ăn: “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem”.

- Nhận xét: bà cụ Tứ là người mẹ nghèo hiền từ, chất phác, vị tha, nhân hậu, âm thầm hi sinh vì hạnh phúc của con. Bà là nhân vật tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ nghèo Việt Nam.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đỗ Phương Lam
05/03/2021 12:36:38
Vẻ đẹp của nhân vật Tràng được Kim Lân miêu tả qua hai lần gặp gỡ thị ở trên tỉnh. Lần thứ nhất Tràng gặp thị chỉ qua câu hò bông đùa “Muốn ăn cơm trắng mấy giò! Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì”. Một câu hò chơi cho đỡ nhọc có lẽ bật lên từ thói quen tự nhiên của Tràng . Lần thứ hai , Tràng gặp thị , lần này thì thực sự vẻ đẹp của nhân vật mới được bộc lộ . Khi nhận ra thị , nhớ ra câu hò bâng quơ lần trước , Tràng toét miêng cười :“Chả hôm ấy thì hôm nay vậy ”. Tràng tỏ ra có trách nhiệm với câu bông đùa của mình . Rồi :“Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu cái đã”, miếng giầu là đầu câu chuyện , là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt , một lời mời mang tính chất xã giao lịch sự . Thị không ăn giầu thì Tràng :“Đấy muốn ăn gì thì ăn” và còn vỗ vỗ vỗ vào túi: “rích bố cu”nghĩa là giàu có , nhiều tiền , ta có thể thấy đây là một chàng trai cực kì hào phóng , có khả năng làm điểm tựa cho thị . Khi thị ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc , Tràng vẫn giữ thái độ thản nhiên bình thường mặc dù với Tràng trong thời đoạn này để kiếm được tiền mua bốn bát bánh đúc cũng không phải là chuyện dễ dàng . “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” lời nói tưởng như đùa nhưng có lẽ nó xuất phát từ tình yêu thương , khát khao hạnh phúc bấy lâu nay ấp ủ , bật lên từ một khao khát đã có từ lâu trong Tràng . Đó là khao khát hạnh phúc . Khi thị đồng ý theo thật , lúc đầu Tràng cũng “chợn nghĩ” , nghĩa là Tràng cũng sợ . Có thể nói đó là một nỗi sợ chính đáng , một nỗi sợ hãi không hạ thấp nhân vật mà ngược lại đã cho ta thấy rằng Tràng cũng nhận thức sâu sắc hiện thực cuộc sống . Nhưng nỗi sợ hãi chỉ tồn tại trong Tràng có giây lát , Tràng đã “chậc kệ”, đã quyết định khá liều lĩnh đó là “đèo bòng”thêm thị . Như vậy dù sợ hãi nhưng khao khát hạnh phúc trong Tràng là quá lớn nên Tràng đã có thể chiến thắng được nỗi sợ hãi , Tràng đã đưa thị về ở cùng . Trước khi đưa thị về Tràng còn đưa thị vào chợ tỉnh mua vài thứ lặt vặt và cùng ăn một bữa no nê . Trong những thứ lặt vặt mà anh mua có cả hai hào dầu thắp sáng . Như vậy hành động của Tràng có thể nói là quá xa xỉ trong hoàn cảnh hiện tại , thế nhưng nó lại cho ta thấy Tràng cực kì trân trọng hạnh phúc mà Tràng đang có , cực kì trân trọng người phụ nữ đồng ý theo không Tràng .Tới đây Kim Lân cho ta thấy Tràng từ một chàng thanh niên ngờ nghệch , ngốc nghếch trở thành một chàng trai lịch sự , hào phóng , giàu lòng nhân hậu , sẵn sàng đùm bọc , cưu mang những người đồng cảng ngộ . Dù trong hoàn cảnh nào thì Tràng cũng luôn khát khao hạnh phúc đến mãnh liệt .
Trên đoạn đường đưa thị về nhà mặt Tràng có một vẻ gì phớn phở khác thường . Tràng tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh . Tràng vênh vênh cái mặt lên tự đắc , có thể nói Tràng đang vô cùng sung sướng và hạnh phúc vì khát khao hạnh phúc bấy lâu nay ấp ủ bây giờ được thỏa mãn . Tràng sung sướng lắm , Tràng tự hào về người phụ nữ đi bên .Có lẽ Tràng và thị đã bắt đầu có những dấu hiệu của tình cảm nam nữ , tình cảm đôi lứa .
Khi Tràng đưa thị về nhà ra mắt mẹ , chúng ta có lẽ rất tò mò , sốt ruột chờ xem anh Tràng ngờ nghệch , ngốc nghếch thưa chuyện cưới xin với mẹ như thế nào . Khi mẹ Tràng – bà cụ Tứ chưa về , Tràng nóng lòng sốt ruột mong ngóng mẹ , hết chạy ra ngõ đứng ngóng lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà . Khi mẹ về đến nhà thì Tràng reo lên như đứa trẻ được quà và lật đật chạy ra đón . Khi bà cụ Tứ vào tới nhà , thấy bà tỏ ý không hiểu thì Tràng đã liền mời mẹ ngồi lên vị trí trang trọng nhất :“thì u hẵng ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào” , rồi “kìa nhà tôi nó chào u”. Cách xưng hô của Tràng “nhà tôi”nghe thân mật gần gũi , cách gọi này khiến cho người được gọi – ở đây là thị cảm thấy yên tâm , cảm thấy được bao bọc . Tràng giới thiệu thị với mẹ :“Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau . . . chẳng qua nó cũng là cái số . . .” Đây là một lời giới thiệu có thể nói là cực kì khéo léo , Tràng dùng từ “bạn” chứ không dùng từ “vợ” , từ bạn mang sắc thái trung hòa và mối quan hệ bạn bè ít bị cấn đoán . Tràng hiểu lễ nghi , phép tắc của người Việt , nếu dung từ “vợ” sẽ làm cho mẹ Tràng cảm thấy bị qua mặt . Tràng nói đến “duyên” , “kiếp” , “số” là những thứ tiền định , trời định , là con đường được vạch sẵn mà mỗi người phải đi theo , Tràng đã đặt mẹ vào tình huống khó chối từ . Một anh chàng ngốc nghếch , ngờ ngệch giờ lại trở thành một anh chàng thông minh khéo léo , phải chăng hạnh phúc đã làm con người ta đổi thay .
Trong buổi sáng ngày hôm sau , đó là một buổi sáng mùa hè , Tràng thức dậy vơi niềm vui sướng phấn chấn , Tràng nhìn căn nhà của mình và thấy nó có sự đổi mới , khác lạ , nhà cửa , sân vườn được quét tước , thu dọn sạch sẽ và như có sinh khí mới . Cảnh tượng thật đơn giản , bình thường nhưng đối với Tràng lại rất thấm thía và cảm động . Bỗng Tràng thấy yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng . Một nguồn vui sướng phấn chấn , đột ngột tràn ngập trong lòng . Bây giờ Tràng mới thấy mình nên người , thấy mình có bổn phận lo cho vợ con sau này . Đến đây ta cũng thấy được Tràng là người đàn ông biết coi trọng gia đình , có bổn phận lo cho vợ là hiện tại , cho con là tương lai , xứng đáng là hình mẫu của người đàn ông trong gia đình . Tràng thực sự đã trưởng thành .
Sau những thông thị kể về việc đám người đói đi phá kho thóc Nhật , Tràng đã nghĩ tiếc vẩn vơ bởi vì có hôm Tràng đã gặp nhưng do không hiểu Tràng đã tránh đi lối khác . Từ đấy , hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ sao vàng cứ trở đi trở lại . Có lẽ , con đường đi tiếp theo của Tràng là đến với cách mạnh nếu Tràng có thời cơ , gặp được hoàn cảnh phù hợp . Trong Tràng có phẩm chất của một người cách mạng .

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×