LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về lăng Ông Bà Chiểu

thuyết minh về lăng Ông Bà Chiểu

1 trả lời
Hỏi chi tiết
6.991
17
4
Thiên sơn tuyết liên
07/03/2021 18:41:01
+5đ tặng

 

Đến với Lăng Ông, các bạn sẽ được chào mừng bằng cổng Tam Quan, lối kiến trúc quen thuộc, đặc trưng của những ngôi chùa, đền, và những ngôi dinh thự thời xưa. Ba lối vào, với lối giữa cao và rộng hơn hai cổng phụ, còn thể hiện 3 quan điểm của nhà Phật, bao gồm: hữu quang, thông quan, và trung quan, đại diện cho sự vô thường của Phật. Phía trên cổng là dòng chữ Hán, dịch ra với ý nghĩa “Thượng Công miếu”, tức là nơi thờ phụng Thượng Công, một chức quan lớn và quan trọng của thời xưa.

Nhiều người thường nhầm lẫn rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu. Nhưng thật ra đây nơi thờ một vị quan lớn ở thời nhà Nguyễn đó là Tả quân Lê Văn Duyệt và Chính Thất Tả phu nhân của ông, bà Đỗ Thị Phẫn. Toàn bộ khu vực là những điểm kiến trúc độc đáo và đặc trưng của Việt Nam thời mà còn vua chúa và hoàng tộc.Khắp khuôn viên Lăng Ông Bà Chiểu là sự hài hòa của màu sắc, sự tinh tế trong việc sử dụng chất liệu trang trí, và những ẩn ý sâu xa trong từng nét trang hoàng. Tất cả khiến ta như được quay trở về một thời kì phong kiến thật sự ngay ở thế kỷ 22 này. Bước vào bên trong lăng, phía bên tay trái là nơi đặt lăng mộ của Tả quân và Phu nhân, với 3 phần chính là nhà bia, lăng mộ, và miếu thờ. Và ở mỗi khu vực là một câu chuyện vô cùng thú vị mà người xưa gửi gắm lại qua từng nét hoa văn, từng hình ảnh và tượng tạc trạm trổ.Đầu tiên hãy cùng ghé qua nhà bia. Đây là nơi ghi lại công lao của Tả tướng, được khác hoàn toàn bằng chữ Hán, tạo nên nét cổ điển tinh tế. Trước bia đá là tượng đôi hạc vàng cưỡi rùa. Đây là hình ảnh tượng trưng cho sự hòa hợp giữa âm và dương, sự tương quan hỗ trợ lẫn nhau giữa muôn loài và muôn vật. Ngày xưa có một thuyết kể rằng cứ tới mùa hạn hán, hạc sẽ “cắp” rùa đến những vùng có nước. Còn khi đến mùa nước lũ, rùa lại trở thành những tảng đá vững chắc cho hạc đậu chân.Lăng mộ là nơi có kiến trúc cổ nhất được tồn tại từ năm 1848. Vì sự kính trọng, nên chúng tớ quyết định không chụp và đăng ảnh khu vực này. Nhưng các bạn có thể tưởng tượng và cảm nhận hình ảnh hai ngôi mộ được xây toàn bộ bằng đá, dù đã đầy dấu vết phai mờ do thời gian, vẫn nằm kề cận nhau. Một hình ảnh khiến lòng ta phải ngưỡng mộ tình cảm của Tả quân và phu nhân. Hai tâm hồn đồng điệu luôn mãi bên nhau, thật sự đi hết cuối con đường và xa hơn nữa. Nếu có dịp đến thăm lăng, hãy kể chúng tớ nghe cảm nhận của bạn nhé. Liệu bạn có cảm thấy nao lòng như chúng tớ không?Tuy nhiên, đẹp nhất trong toàn thể khuôn viên phải nói đến sự tài tình trong việc xây dựng công trình của người xưa ở khu miếu thờ. Nếu bạn là người yêu thích những thước phim cung đấu thì hãy một lần ghé qua Lăng Ông Bà Chiểu. Lối kiến trúc đậm nét phong kiến cổ xưa sẽ không làm bạn thất vọng. Tầng mái ngói cong được xây dựng với lối kiến trúc trùng thiềm điệp ốc đặc trưng của Việt Nam thời xưa, cùng với nghệ thuật chạm khắcgỗ, chạm khắcđá, khảm sànhsứvẫn còn được lưu lại tại nơi thờ cúng này cho đến ngày nay.Lăng ông sử dụng gốm sứ, đập ra và chạm khắc thành hình tượng đặc sắc để tạo thành điểm nhấn.Tụi mình nghe bảo rằng sâu bên trong khu vực chánh điện của miếu có một góc dựng lại khung cảnh sống đời thường của Tả quân, với chiếc võng đơn sơ có phần hiu quạnh. Vào ngày giỗ, khách đến thăm cũng chỉ vào được phía ngoài của chánh điện, trung điện, và hạ điện chứ không vào được sâu bên trong. Chỉ những người có phận sự mới được vào để thực hiện các nghi thức lễ. Vậy nên chúng mình cũng chỉ đứng ngoài mà hướng tầm mắt vào bên trong.Lăng như một công viên nhỏ, mở cửa từ sớm đến chập tối. Sau khoảng 5 giờ thì thường không cho khách vào thăm nữa. Hàng năm, vào ngày 29, 30 tháng 7, mùng 1, 2 tháng 8 âm lịch thường tổ chức lễ giỗ tướng Lê Văn Duyệt và thu hút rất nhiều người đến lăng.
Vào những ngày thường thì, với khoảng không gian xanh mát và yên tĩnh, Lăng lại trở thành một điểm dừng chân lý tưởng. Ngồi nghỉ chân bên những tán cây xanh mát trên những băng ghế đá tịch mịch trong một khuôn viên mang đậm nét hoài cổ như thế này quả thật khiến mọi nỗi ưu phiền đều được xua tan đi. Chiều chiều, ta có thể bắt gặp người đến đây để đi dạo hoặc chơi những môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông hoặc đá cầu. Quả thật là một khung cảnh thú vị.Ai ngờ rằng nơi đây trước kia chỉ những người có quyền cao chức trọng mới có thể ra vào nay lại trở thành một địa điểm khắc họa cuộc sống thường nhật của người dân Sài Gòn. Một sự hòa hợp tinh tế giữa cái xưa và nay, giữa cái tôn quý và bình dị. Dường như hình ảnh những người phi ngựa vào phủ diện kiến vẫn còn hiện diện ở khoảng sân này.


Di tích lịch sử Lăng Ông Bà Chiểu không những mang giá trị tâm linh đối với người dân Sài Gòn mà còn mang giá trị du lịch rất cao đối với du khách trong nước và quốc tế. Trải qua gần hơn 200 năm lịch sử với nhiều thăng trầm, Thượng Công Miếu vẫn là một công trình kiến trúc mang đậm nét Sài Gòn xưa, là một nét đặc sắc của thành phố. Những bạn sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn chắc đã một lần ghé thăm nơi đây rồi nhỉ? Còn những bạn ở những tỉnh thành khác nếu có dịp vào thành phố, hãy ghé qua Lăng Ông Bà Chiểu

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư