Phân tích ông Sáu trong truyện ngắn chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Mn ơi giúp mình với ạ :((( Không chép mạng ạ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam Bộ, suốt cuộc đời cầm bút của mình ông luôn trăn trở và có những suy tư khi viết về cuộc sống con người ở Nam Bộ. Trong thời khắc chiến tranh ác liệt thì nhà văn cũng đã hướng ngòi bút của mình đi sâu, tập trung khai thác được tình người, tình gia đình trong kháng chiến. Và sáng tác “Chiếc lược ngà” là một trong những thành công của nhà văn khi đã miêu tả thật chân thực tình cha con ông Sáu trong chiến tranh. Trong tác phẩm thì nhân vật ông Sáu luôn mang đến cho người đọc những cảm xúc chân thành, lắng đọng nhất.
Ông Sáu được Nguyễn Quang Sáng xây dựng trong tác phẩm của mình cũng chính là người nông dân Nam Bộ luôn giàu lòng yêu nước. Ông Sáu lúc đi kháng chiến thì đứa con gái của ông lúc này đây cũng lại chưa đầy một tuổi, mãi đến khi đứa con gái nhỏ lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà và gặp lại đứa con yêu ngày đêm ông mong nhớ. Trong những ngày được ở nhà ông Sáu luôn cố gắng dành hết tình yêu thương cho con gái ông, thế nhưng bé Thu đã cự tuyệt tình cảm của ông. Lý do mà bé Thu không nhận ra cha chỉ vì trên mặt ông có vết thẹo khác với người cha trong bức hình mà nó biết. Cho đến phút chia tay ông mới đón nhận được tình cảm của con nhưng thực sự lúc đó chính là giây phút ấy quá ngắn ngủi.
Trong chiến tranh ác liệt ông Sáu như chẳng lúc nào không thôi nhớ nhà và nhớ về đứa con nhỏ của mình. Tình yêu thương vô bờ của ông như cứ tích tụ lại từng ngày, ròng biết bao nhiêu năm cho đến khi được một chuyến về phép thăm nhà. Thực sự trong ông Sáu thì cái tình cha con nôn nao trong lòng anh thật lớn mạnh, những khát khao có đủ sức để có thể đốt cháy lòng ông lúc này là được gặp con và mong mỏi đứa con gái yêu của mình gọi một tiếng ba để ông được sống trong tình cha con hạnh phúc, thứ tình phụ tử mà bấy lâu nay ông từng mong đợi. Chẳng cần phải đời chiếc xuồng cập vào bờ hẳn mà ông cũng nhảy ngay lên bờ khi nhìn đứa bé chạc tuổi con ông và như có một sợi dây vô hình đã khiến ông có cảm giác đó chính là bé Thu – con của ông. Thế nhưng đáp lại sự ân cần và tình cảm đó là sự sợ hãi của bé Thu, sự nghi ngờ và không tin ông Sáu là ba của mình. Ông Sáu buồn lắm và “mặt anh sầm lại trong thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
Trong mấy nhà được ở nhà, ông Sáu cũng chẳng dám đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con, dường như cũng chính ông mong được nghe một tiếng “ba” từ miệng của con bé nhưng tất cả đều không trọn vẹn và với ông sao lại khó khăn như thế. Ông vẫn luôn luôn gần gũi con thì bé Thu càng hất ra và nhất định không gọi ông một tiếng ba nào cả. Ông Sáu như cảm nhận thấy thật khổ tâm và bất lực với con nhỏ quá ương ngạnh. Ông Sáu thương và yêu con của ông nhiều lắm, chính chiến tranh đã là nguyên do lớn để cha con ông không được gặp nhau, và để lại trên khuôn mặt ông vết thẹo dài vừa đau đớn vừa lại là nguyên nhân khiến cho cha con không nhận nhau.
Cho đến lúc chia tay, ông Sáu dường như cũng muốn ôm con hôn con nhưng lại sợ nó từ chối và bỏ chạy, chính vì thế mà ông đành chỉ nhìn con với đôi mắt trìu mến và có biết bao vẻ buồn rầu nhưng rồi trước những biển hiện tình cảm mãnh liệt của con. Ông Sáu lúc đó cũng xúc động khi con bé cất tiếng gọi “ba”. Cảm giác trong ông lúc này đây dường như không kìm được xúc động và không muốn cho con nhìn thấy mình khóc. Ông cũng một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi cũng đã hôn lên tóc con bằng tình yêu vô bờ bến nhất.
Lúc này ông cũng lại thấy dằn vặt day dứt vì ông cũng đã đánh con trong lúc nóng giận, rồi lời dặn của bé Thu khiến ông không thể nào quên được “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe Ba”. Câu nói này dường như đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà để tặng cho con gái của ông. Ông kiếm được khúc ngà thì trong lòng vui sướng, trong mưa bom và bão đạn hình ảnh ông Sáu chiến đấu anh hùng và không quên cứ lúc rảnh lại lôi miếng ngà ra để làm thành cây lược. Khi nhớ con ông mang chiếc lược ngà ra ngắm nghía rồi mài lên tóc để giúp cho cây lược thêm bóng, thêm mượt hơn và tình yêu thương con như được khắc họa trên chiếc lược ngà. Chiến tranh khốc liệt khiến ông Sáu hi sinh thế nhưng tình cha con ở ông thì không thể nào chết được.
Thực sự việc xây dựng lên nhân vật ông Sáu người cha giàu tình yêu thương con cũng đã để lại bao mến phục với độc giả và làm cho tác phẩm “Chiếc lược ngà” trở thành một tác phẩm vừa hiện thực nhưng lại được bao phủ bởi tình phụ tử thiêng liêng nhất.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |