Trước hết, “dân giàu” là mong muốn của mọi người dân, và được xem là một trong những tiêu chí của chủ nghĩa xã hội. Lâu nay, chúng ta vẫn nói “dân cường nước thịnh ”, nói đến “dân giàu” là mục tiêu phấn đấu của mọi nhà nước cho nhân dân của mình.
Theo quan điểm của Đảng ta ngày nay, dưới chủ nghĩa xã hội “dân giàu” là một trong những điều kiện để nhân dân được hưởng hạnh phúc. Khuyến khích làm giàu một cách hợp pháp, đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, chủ trương ấy không đi ngược lại mục đích của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên chủ trương trên còn phải bao hàm các biện pháp, chính sách sao cho đúng mục đích, bản chất của chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, dưới chủ nghĩa xã hội làm giàu luôn là động lực phát triển kinh tế bên cạnh những động lực khác. Tại Hội nghị lần thứ năm, khóa XII Đảng ta xác định: phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (NQ số 10)Dân giàu” chỉ mang bản chất xã hội chủ nghĩa khi “dân giàu” đi đôi với công bằng xã hội, tiến tới một xã hội người người đều giàu, nhà nhà cùng giàu, căn bản không còn những người thu nhập thấp, đời sống khó khăn, những người thất nghiệp phải sống nhờ vào cứu tế xã hội. Dưới chủ nghĩa xã hội, nguồn gốc của “dân giàu” và xã hội giàu không phải là bóc lột lao động trong nước, bóc lột lao động tài nguyên ở nước ngoài. Khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng hoàn chỉnh, mọi người chỉ có thể làm giàu từ lao động, kể cả lao động quản lý; không lao động, lao động hiệu quả kém, lao động giản đơn thì không có cơ hội “làm giàu”. Dưới chủ nghĩa xã hội không ai có thể làm giàu chủ yếu bằng cách buôn bán cổ phiếu; càng không thể làm giàu bằng đầu cơ và các hoạt động kinh tế chụp giật.Một là, có lực lượng sản xuất hiện đại dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện đại, năng suất lao động xã hội cao, có tiềm lực về tài nguyên “chất xám”, có một nền kinh tế tri thức phát triển cao. Dân giàu đi đôi với công bằng xã hội là ước mơ ngàn đời của nhân dân ta, ước mơ ấy chỉ có thể được thực hiện dưới chủ nghĩa xã hội.
Hai là, xã hội công bằng với những cơ chế cho phép mỗi cá nhân, mỗi cơ sở kinh tế được làm giàu một cách hợp pháp
Trong điều kiện của đất nước ta hiện nay không thể đòi hỏi mọi người đều “làm giàu”. Nói “làm giàu không khó” là không thực tế. Tuyệt đại đa số công nhân, nông dân, trí thức, cán bộ, công chức - lực lượng chủ chốt làm giàu cho Tổ quốc - đời sống đã được cải thiện nhiều song chưa thể giàu được. Vấn đề ở chỗ việc khuyến khích làm giàu chính đáng song không phải ai cũng làm giàu cho cá nhân được. Không nhất thiết phải làm giàu cho bản thân mới có thể làm giàu cho đất nước. Không nên, không được phép chê đất nước, chê nhân dân nghèo. Nếu ai có tư tưởng đó thì họ thực sự không hiểu, không biết xuất phát điểm của đất nước ta từ đâu.