vì bạn không cho cop nên dàn ý để b tham khảo
I. Lập Dàn Ý1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân".
2. Thân bài
a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
- "Thương" là trạng thái cảm xúc xót xa, đồng cảm trước một số phận, một cảnh ngộ nào đó hay chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình và những người xung quanh. Đó là thứ cảm xúc chân thành, sâu sắc giữa người với người trong cuộc sống.
- Thương người : "người" ở đây được hiểu là người khác, không phải là mình; "thương người" nghĩa là bằng tấm lòng của mình có thể thấu hiểu được, cảm thông được và chia sẻ, giúp đỡ được những hoàn cảnh khó khăn, vất vả của người khác.
- Từ "như" biểu thị quan hệ tương đồng, ngang bằng trong sự so sánh về một mặt nào đó giữa các sự vật, sự việc.
- Thương thân: "thân" ở đây là thân mình; "thương thân" chính là thương bản thân mình.
=> "Thương người như thể thương thân": Câu tục ngữ này ý nói thương bản thân mình như thế nào, hiểu nỗi khó khăn, thiếu thốn của mình ra sao thì cũng phải đồng cảm, sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau của người khác như vậy.
b) Tại sao phải "Thương người như thể thương thân"?
- Vì mỗi con người là một cá thể không thể tách rời cộng đồng. (Ví dụ: Tình làng nghĩa xóm thể hiện ở chỗ khi có một gia đình không may gặp một chuyện gì đó cần giúp đỡ, chúng ta cần quan tâm, chia sẻ và có thể giúp đỡ họ dựa trên khả năng của bản thân.)
- Hơn nữa, chúng ta cùng chung một lãnh thổ, một quốc giá với 54 dân tộc cùng chung một màu da, chúng ta giúp đỡ, yêu thương nhau là chuyện đương nhiên và nên làm (Lấy ví dụ chứng minh).
c) Đánh giá chung về câu tục ngữ
- Nhắn nhủ mỗi con người cần có tấm lòng bao dung, biết lắng nghe, quan tâm, thấu hiểu những người quanh mình.
- Thông điệp về tình thân bác ái trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
- Phê phán những người ích kỉ, lạnh lùng, dửng dung trước những khó khăn, nỗi khổ của người xung quanh.
3. Kết bài
- Khẳng định lại tính đúng đắn của câu tục ngữ.
- Nêu bài học cho bản thân.