Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn bài cho đề suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Lập dàn bài cho đề suy nghĩ về nhân vật ông hai trong truyen ngắn làng của kim lân 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
589
0
1
Hưng Hoàng
12/03/2021 05:30:19
+5đ tặng
Mở bài :
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.
- Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.
II) Thân bài :
_Luận điểm 1: tình yêu làng
+ Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình
- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:
+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”
+ Luận cứ 2 : tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc :
- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng , đánh trống lãng:”Hà, nắng gớm, về nào… “ rồi cúi mặt mà đi.
- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc.
 
 
 
- Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc.
- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.
+Luận cứ 3: tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng được cải chính
- Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
- Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.
- Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
_Luận điểm 2: tình yêu nước :
- Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.
- “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.
- Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài – đoạn chữ nhỏ).
III) Kết bài :
-Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.
-Hai điều trên đã dc tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Thiên sơn tuyết liên
12/03/2021 06:23:56
+4đ tặng

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Ví dụ:
Trong các tác phẩm văn học Việt Nam, một trong những tác phẩm khăc shoaj tinh thần yêu nước của dân tộc qua một nhân vật được thể hiện rõ ràng nhất là tác phẩm Làng của Kim Lân. Tác phẩm nói về nhân vật ông hai và tình yêu của ông đối với đất nước, lòng căm thù giặc. qua tác phẩm, hình ảnh và vẻ đẹp của ông hai được thể hiện rất nổi bật và rõ ràng. Chúng ta cũng di tìm hiểu diễn biến nhân vật ông Hai.
II. Thân bài: Vẻ đẹp nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
1. Trước khi ông Hai nghe tin xấu về làng của mình:

Ông có tình yêu và nhớ làng da diết Ông vui mừng, vui sướng và mừng rỡ khi nghe tin làng của mình không theo giặc, không theo Pháp Tình yêu thương làng, đất nước mãnh liệt của ông Hai được thể hiện rất rõ ràng và nổi bật

2. Tâm trạng của ông Hai khi nghe làng theo giặc:

Khi nghe tin làng theo giặc ông cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ Ông đã cuối mặt xuống đất mà đi không dám ngước mặt Tâm trạng giống như bị xúc phạm đến tình yêu làng, đất nước Tin làng theo giặc làm chấn động tin thần ông sâu sắc Nỗi ám ảnh thường xuyên xảy ra đến với ông Hai, tủi nhục, đau xót

3. Tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng được giải oan:

Ông vui sướng và hạnh phúc Dù nhà bị đốt nhưng ông vẫn cảm thấy vui sướng và khoe với mọi người Tình yêu quê hương, đất nước luôn gắn với ông sâu sắc, yêu kháng chiến

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai
Ví dụ:
Nhân vật ông Hai là biểu tượng cho tinh thần yêu quê hương, yêu đất nước. Ông có một tình yêu quê hương và đất nước sâu sắc, biểu hiện cho tinh thần của dân tộc Việt Nam.

1
0
Nguyễn Nguyễn
12/03/2021 06:43:38
+3đ tặng

I/ Mở bài

- Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân

- Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

II/ Thân bài

1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.

2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. Ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.

a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.

- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.

- Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.

- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái không khí "đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo "cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?

- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi "Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.

c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.

- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.

- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó "cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ "đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí "không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.

- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà.

- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.

- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:

+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: "ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.

+ Ông mong "Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.

+ Qua đó, ta thấy rõ:

Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).

Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biểu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.

d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.

- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí "Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.

- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.

3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.

- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.

Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.

III/ Kết bài:

- Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.

- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư