Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy lập dàn bài cho đề văn: Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân

GIÚP MK:
- em hãy lập dàn bài cho đề văn: chứng minh rằng nới dối có hại cho bản thân
GIÚP NHA!

2 trả lời
Hỏi chi tiết
303
2
0
Nguyễn Nguyễn
12/03/2021 19:09:51
+5đ tặng

I. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần chứng minh

Trong cuộc sống, giao tiếp là một yêu tố quan trọng quyết định đến thành công vì vậy nó cũng trở thành một loại nghệ thuật. Nhưng mặt khác giao tiếp sẽ trở thành một con dao hai lưỡi nếu ta không biết tận dụng nó. Đặc biệt có nhiều người thường hay nói dối trong giao tiếp. Em cho rằng nói dối là có hại cho bản thân.

II. Thân bài

1. Giải thích

Nói dối là không đúng sự thật, thiếu trung thực.

Nói dỗi có hại cho bản thân chính là sự khẳng định tác động tiêu cực của việc nói dối đối với mỗi người.

2. Chứng minh.

  • Nói dối khiến người khác mất niềm tin, sự tin tưởng của chúng ta. Lâu dần chúng ta sẽ bị mọi người xa lánh, không còn được mọi người yêu quý
  • Lời nói phải dựa trên cơ sở của sự chân thật. Khi ta nói dối, người khác có ấn tượng không tốt về mình. Nói dối, ta sẽ bị thầy cô bạn bè xa lánh. Không còn được mọi người yêu quý ta sẽ trở nên cô độc.
  • Dù là truyện nhỏ hay truyện lớn nói dối cũng sẽ để lại những hậu quả khôn lường
  • Chảng trai chăn cửu chính là bài học đắt giá cho tác hại của việc nói dối. Cậu nói dối với các bác nông dân rằng có sói tới ba lần. Để rồi sói thật sự xuất hiện thì lúc này không còn ai tin vào cậu nữa và kết quả là cả đàn cừu của cậu đã bị sói ăn mất. 
  • Nếu nói dối thưởng xuyên ta sẽ trở thành kẻ lừa gạt của chính mình
  • Chắc chắn cuộc sống mà mà ta suốt ngày phải dối lòng sẽ không bao giờ dễ dàng. Nhiều người nói dối nhiều đến mức khi nhớ lại không biết điều ấy là sự thật hay là sư giả dối.Nói dối nhiều khiến ta không còn tin vào bản thân mình, trở thành kẻ khờ khạo, hoang mang trong thế giới của sự giả dối, giả tạo. Và đó chính là khi ta đang đánh mất chính mình. 
  • Nói dối nhiều lần khiến đạo đức suy đồi, khiến ta khó có thể trở thành một người tử tế.

3. Mở rộng

  • Nhiều người vẫn chă nhận thức tác hại của việc nói dối, coi nói dối là truyện cơm bữa. Cần nghiêm khắc phê phán, thay đổi.
  • Nói dối không chỉ có hại đến bản thân mà còn tới gia đình xã hội.
  • Tuy nhiên ta không nên một cách rập khuôn máy móc. Không phải lúc nào nói dối cũng là có hại và ngược lại. Người bác sĩ nói dối bệnh nhân bị bệnh nan y của mình là anh vẫn khỏe, với mong muốn anh ta có những tháng ngày cuối đời thật hạnh phúc. Ta có nên trách vị bác sĩ ấy. Không, nói dối sẽ không hoàn toàn là xấu nếu mục đích thật sự của nó là chính đáng.

III. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Lê Ngọc Minh
12/03/2021 19:11:00
+4đ tặng

I. MỞ BÀI

Giới thiệu vấn đề cần chứng minh đó là nói dối có hại.

Lời nói dối có thể che đậy một sự việc xảy ra với người khác tuy nhiên nói dối gây nhiều tác hại trong đó có đánh mất lòng tin từ người khác. Lời nói dối gây nhiều thiệt hại đặc biệt với bản thân chúng ta.

II. THÂN BÀI

Nói dối là gì? Nói dối là nói sai sự thật sai thực tế nhằm che giấu sự việc nào đó. Có thể sự việc đó ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người nói.

Lời nói dối sẽ khiến người khác hiểu sai bản chất của vấn đề lệch lạc sang hướng khác.

Tác hại của lời nói dối

Lời nói dối ảnh hưởng nghiêm trọng về bản thân như trong học tập, công việc, cuộc sống.

Với bản thân người nói dối: thường xuyên nói dối khiến người khác mất niềm tin về bạn. Dần dần những lời nói của bạn sẽ mất giá trị.

Trong học tập: mất niềm tin từ bạn bè, thầy cô, bạn bè không còn tin tưởng hoặc trở nên nghi ngờ khi giao việc cho bạn.

Trong xã hội, cuộc sống: mất giá trị trong lời nói, tập thể xa rời. Làm việc gì cũng bị người khác ngờ vực.Lấy được niềm tin thì khó chứ đánh mất niềm tin rất dễ.

Với gia đình: bố mẹ không tin tưởng, làm việc gì cũng bị suy xét, ngờ vực.

Ví dụ

Trong câu chuyện cổ tích chàg trai chăn cừu liên tục đánh lừa bác nông dân rằng có chó sói đến ăn thịt đàn cừu. Cả 3 lần đều nói dối. Tuy nhiên đến khi chó sói đến thật lúc này lời nói của cậu bé không còn ai tin, kết quả là cả đàn cừu của cậu đã bị sói thịt.

=> lời nói dối làm mất lòng tin của người khác.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại vấn đề: nói dối có hại. Đồng thời liên hệ bản thân.

Niềm tin là thứ chỉ có 1 lần duy nhất, đừng vì những lời nói dối mà mất đi niềm tin. Những lời nói chân thật giúp người khác hiểu rõ vấn đề và khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư