viết bài văn nghị luận chứng minh về câu có câu mài sắt có ngày nên kim
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ông cha ta đã để lại một kho tàng tục ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi câu tục ngữ đều gửi gắm những lời răn dạy thật ý nghĩa. Và câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim cũng vậy”.
Trước hết, chúng ta cần hiểu được, câu tục ngữ trên ẩn chứa hai hàm nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Về nghĩa đen, “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thể hiện một hình ảnh ít ai có thể tin được trong cuộc sống. Một mảnh sắt có hình khối to, nếu biết kiên trì rèn rũa thì cuối cùng nó sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người khi làm một việc gì đó, nếu cố gắng thực hiện và kiên trì tới cùng sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn để đạt được kết quả tốt đẹp.
Cuộc sống có rất nhiều tấm gương về sự kiên trì vượt khó. Từ quá khứ, có lẽ chúng ta phải kể đến Mạc Đĩnh Chi - vị trạng nguyên nổi tiếng của dân tộc. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên. Đến hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học. Quả là “có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Có thể thấy câu tục ngữ chính là một lời răn dạy dành cho mỗi chúng ta cần phải có lòng kiên trì trong mọi công việc. Ngoài ra, qua đó cũng phê phán những kẻ không có lòng quyết tâm, dễ chán nản trong cuộc sống. Đối với một học sinh như tôi, việc có được lòng kiên trì trong học tập là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, tôi luôn nhắc nhở bản thân phải chăm chỉ cũng tích cực học tập, không ngại khó khăn để có thể đạt được thành quả ngọt ngào xứng đáng với sự cố gắng của bản thân.
Quả thật, “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời nhắn nhủ mà ông cha muốn để lại cho con cháu với bài học sâu sắc. Chúng ta hãy coi đây như một phương châm quý giá trong mọi công việc mà mình đang làm.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |