1.
I. Mở bài
- Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước.
II. Thân bài
Chứng minh Bác giản dị qua các phương diện:
1. Bác giản dị trong cách ăn
- Bữa ăn chỉ có vài ba món rau, dưa, khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nào.
- Dịp lễ tết, có món gì lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng.
- Thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình.
2. Bác Hồ giản dị trong cách mặc
- Bộ quần áo cũ sờn vai, đôi dép lốp đã mòn.
- Được tặng nhiều quần áo mới nhưng Bác đem tặng lại những chiến sĩ, đồng bào thiếu thốn.
3. Giản dị trong cách ở
- Ở nhà sàn, căn phòng bày trí đơn giản nhưng gọn gàng ngăn nắp “Nhà lá đơn sơ một góc vườn/Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn”.
- Những ngày ở Việt Bắc Bác sống trong hang đá, cuộc sống cháo bẹ, rau măng nhưng vẫn lạc quan.
- Khi đất nước thống nhất Người được đó về dinh chủ tịch nhưng Người vẫn muốn sống ở ngôi nhà sàn đơn sơ.
- Bác giản dị, tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt. Bác tự trồng rau, nuôi cá, nếu có chi tiêu gì Bác cũng trích từ lương của mình.
4. Bác còn thể hiện sự giản dị trong lời nói và bài viết
- Khi sáng tác văn, thơ Bác đặt ra câu hỏi viết cho ai và viết như thế nào. Bác sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày rất gần gũi với người dân.
- Lúc người đọc “Tuyên Ngôn Độc Lập”, Người đã dừng lại và hỏi một câu rất thân tình “Tôi nói mọi người có nghe rõ không”...
III. Kết bài
- Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác.
- Rút ra bài học về tính giản dị cho học sinh và mọi người.